Kiến thức

Thật nghĩa “Quán Thế Âm”

Thứ sáu, 20/08/2022 07:05

Khi bạn niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-Tát, phải học làm sao để được như Ngài vậy. Đức Quán Thế Âm Bồ - tát thì có lòng đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực; do đó, khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ - tát, chúng ta phải học làm sao cho có lòng đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực.

Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát.

Chúng ta ngày ngày niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát,

Song "Quán Thế Âm" nghĩa là gì?

"Quán" là quán xét âm thanh ở thế gian. "Quán" cũng là nhìn, nhưng không phải nhìn bên ngoài, mà là nhìn tâm của chúng sanh, xem chúng sanh nào tâm không còn vọng tưởng lăng xăng. Không còn vọng tưởng, tâm rỗng không, là khai ngộ . Do đó câu kệ nói rằng: "Thập phương cùng tụ hội, Đồng học Pháp Vô-vi." Niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ-tát cũng là một pháp vô vi. "Vô vi" là không làm nhưng chẳng gì là không làm - tức là dạy chúng ta chớ khởi vọng tưởng vậy.

Có người nghĩ vẩn vơ rằng:

"Tại sao Đức Quán Thế Âm Bồ-tát từ sáng đến tối cứ quan sát, quan sát, quan sát hoài, còn tôi thì chẳng học được phép nhìn gì cả?"

Bạn "nhìn" và Quán Thế Âm Bồ-tát "nhìn," hai cách nhìn khác nhau lắm. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát nhìn bên trong, còn bạn thì nhìn ra ngoài. Đức Quán Thế Âm Bồ - tát nhìn tự tánh. Tâm tánh của Ngài giống như màn ra-đa, hiện ra tất cả mọi chúng sanh. Chúng sanh nào có vọng tưởng gì, Ngài đều biết hết. Ngài nhìn vào màn ra-đa bên trong, khác với cái nhìn của các bạn. Bởi vì chúng sanh ở cách xa Ngài quá, tuy rằng Ngài có ngàn tay ngàn mắt, song nếu dùng để nhìn vô lượng chúng sanh thì cũng không đủ dùng, không đủ nhìn. Do đó Ngài mới hồi quang phản chiếu (xoay ngược ánh sáng, chiếu rọi tự tâm), phản văn văn tự tánh (xoay ngược cái nghe, lắng nghe tự tánh). Ngài quan sát tự tánh của chúng sanh xem ai là kẻ đang chịu khổ; rồi Ngài đi cứu độ chúng sanh ấy. Nhưng bạn thì lại nhìn ra ngoài, quên bẵng trí huệ căn bản của mình. Do đó, cái nhìn của bạn với cái nhìn của Ngài hoàn toàn khác nhau.

Sự gia trì của Đức Phật Quan Âm

Chúng ta cần phải có tấm lòng chính trực, thẳng thắn khi tu hành. Khi niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn chớ có lòng tham lam.

Chúng ta cần phải có tấm lòng chính trực, thẳng thắn khi tu hành. Khi niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn chớ có lòng tham lam.

Khi bạn niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-Tát, bạn phải học làm sao để được như Ngài vậy. Đức Quán Thế Âm Bồ - tát thì có lòng đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực; do đó, khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ - tát, chúng ta phải học làm sao cho có lòng đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực. 

Ai đối xử xấu với mình, mình chớ động tâm;

Ai mắng chửi mình, mình phải nhẫn lặng;

Ai đánh đập mình, mình hãy nhẫn chịu;

Bởi vì xưa kia, khi mình còn si mê, mình đã từng chửi rủa, đánh đập, giết hại người khác; do đó, kiếp này mình gặp phải những hoàn cảnh như vậy, và mình nên cần phải thanh toán cho sạch nợ nần xưa kia. Khi xưa, vì si mê nên mình có nợ mà không trả. Ngày nay hiểu Đạo, mình phải chân thành trả sạch nợ kia. Hễ mình trả hết nợ thì sẽ thấy đặng Quán Thế Âm Bồ-tát và làm bà con trong Đạo Pháp với Ngài.

Khi học Phật - Pháp, chớ học đòi thứ cao thâm diệu vợi, vì rằng:

"Bình thường tâm thị Đạo, Trực tâm thị đạo tràng."

(Tâm bình thường - tâm không dục vọng là đạo, Lòng thẳng thắn là đạo tràng, nơi tu hành.)

Bởi thế chúng ta cần phải có tấm lòng chính trực, thẳng thắn khi tu hành. Khi niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn chớ có lòng tham lam. Đừng nghĩ: "Tôi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, tôi sẽ phát tài!" Đó là việc không thể có! Khi bạn không tham, giàu sang có thể tới; một khi nảy lòng tham, bạn sẽ chẳng được gì đâu, khi đã niệm Quán Thế Âm Bồ-tát thì khi gặp ai chúng ta cũng chớ tìm lỗi lầm của họ. Hễ cứ xoi mói lỗi lầm của người thì mình chưa hết khổ, chưa chặt đứt gốc rễ đau khổ. Do đó các bạn hãy nhận định rõ ràng mọi cảnh giới, thấu suốt căn nguyên mọi sự.

Học Phật - Pháp, bạn phải biết vận dụng Phật - Pháp. Nếu không biết vận dụng Phật - Pháp, thì bất luận bạn tu bao lâu, Phật - Pháp vẫn là Phật - Pháp, mà bạn vẫn là bạn. Khi biết vận dụng thì bạn nhập làm một với Phật - Pháp, không còn ngăn cách gì nữa.

' Từng giờ con nhớ Phật

Đời bao dung, dịu dàng!

Chợt hiểu tâm là Phật

Phật không rời thế gian.'

loading...