Chùa Việt
Top 5 ngôi chùa nổi tiếng nhất miền Tây
Chủ nhật, 13/09/2019 03:41
Miền Tây được xem là vùng có nhiều ngôi chùa nhất ở khu vực miền Nam Việt Nam. Nơi đây không chỉ có chùa của người Việt mà còn có nhiều ngôi chùa của người Khmer, người Hoa... Chính vì sự đa dạng này đã thể hiện được sự phong phú trong tín ngưỡng, quan niệm của người dân nơi đây.
1. Chùa Vĩnh Tràng - ngôi chùa nổi tiếng ở Tiền Giang
Muốn đến Chùa Vĩnh Tràng, du khách có thể ghé lại xã Mỹ Phong thuộc thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc đẹp có “một không hai” mà hầu hết các khách đi ngang qua đây đều ghé vào tham quan, chiêm bái. Chùa có lối kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây. Điểm đặc biệt của chùa Vĩnh Tràng là cổng Tam quan do những nghệ nhân xứ Huế thi công từ năm 1933 theo kiến trúc cổ lầu. Cổng vào chùa Vĩnh Tràng cũng khá đặc biệt, nó được thiết kế theo kiểu những bức tranh ghép bằng những mảnh sành, sứ. Chùa Vĩnh Tràng còn có 1 pho tượng Phật A Di Đà to lớn với chiều cao lên tới 18 mét. Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có hàng trăm loại cây xanh, 1 hồ sen lớn và khá nhiều những cây cổ thụ che mát cho chùa. Do đó khá nhiều khách du lịch khi có dịp ghé lại chùa Vĩnh Tràng đều muốn đến khuôn viên xanh mát này để hưởng thụ sự trong lành cùng bầu không khí thoáng mát, thanh tịnh và tĩnh lặng mà ngôi chùa mang lại.
Chùa Vĩnh Tràng có kiến trúc tổng thể hình chữ “Quốc” (Hán tự), gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Riêng phần chánh điện chùa được xây dựng theo kiến trúc kết hợp giữa Á – Âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong 5 mái nhô cao tượng trưng theo quan niệm ngũ hành phương Đông. Chính sự kết hợp độc đáo, hoài hòa này mà khiến Chùa Vĩnh Tràng càng lôi cuốn, càng thu hút hơn nữa bởi nhìn vào, chúng tôi sẽ thấy phảng phất hình ảnh của ngôi đền cổ Campuchia, của những ngôi nhà cổ ở Pháp và cả những lâu đài của nước Ý xinh đẹp. Giá trị lịch sử và nghệ thuật của chùa còn là sự bảo tồn hơn 60 tượng Phật cổ (tạc vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) bằng gỗ, đồng, đất nung sơn son thếp vàng; bộ tượng bằng gỗ Thập bát La Hán (18 vị La Hán) trong Chánh điện, bộ tượng được xem là đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng tròn của khu vực Nam Bộ. Hiện nay, chùa Vĩnh Tràng là một trong những điểm đến du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.
2. Chùa Xiêm Cán - Bạc Liêu
Chùa Xiêm Cán có địa chỉ chùa tọa lạc tại xã Hiệp Thành, tỉnh Bạc Liêu, nằm cách trung tâm thành phố chừng 7 km. Chùa Xiên Cán có từ lâu đời, được xây dựng trong những năm của thế kỷ XIX với tổng diện tích khá lớn, lên tới 50.000 ha. Từ xa khi nhìn vào chùa sẽ cảm nhận được sự uy nghiêm, nổi bật với 2 tông màu chính của Phật giáo là màu đỏ và màu vàng. Đặc biệt nếu may mắn, ta có thể thưởng thức được những lễ hội truyền thống khá đặc trưng ở Miền Tây tại ngôi chùa Xiêm Cán này như Ok Om Bok, lễ Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta...
3. Chùa Phật Lớn - An Giang
Chùa Phật Lớn - ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Miền Tây. Cùng với miếu bà chúa Xứ Châu Đốc, chùa Phật lớn là một điểm đến du lịch tâm linh khá hấp dẫn, thu hút đông đảo lượng khách tham quan khi ghé lại Miền Tây. Chùa Phật Lớn được xây dựng khá lâu đời, khoảng năm 1912, sau đó được trùng tu lại nhiều lần. Điểm nổi bật nhất của chùa Phật Lớn là tượng Phật Di Lặc cao 33.6m, được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập vào năm 2006. Năm 2013, tượng Phật Di Lặc này được xác lập kỷ lục châu Á.
4. Chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét hay còn gọi là Bửu Sơn Tự, là một ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc tại địa chỉ số 286 đường Tôn Đức Thắng thuộc thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Miền Tây. Ở vùng đất Sóc Trăng có khá nhiều những ngôi chùa lớn, nổi tiếng, đa phần những ngôi chùa này được xây dựng theo nét kiến trúc Khmer khá đặc trưng, duy chỉ có chùa Đất Sét lại được xây dựng theo phong cách của người Việt ta. Chùa được xây dựng từ t, khoảng trên 100 năm. Chùa Đất Sét khá nổi tiếng, được sự yêu thích của khá nhiều khách du lịch và hiện nó danh dự lọt vào Top những ngôi chùa lớn nhất, nổi tiếng nhất ở Miền Tây.
Hiện, chùa Đất Sét có khoảng hơn 208 pho tượng Phật, 156 con rồng uốn khúc nằm chầu xung quanh đỡ từng mái tháp. Chùa có kiến trúc đẹp, độc đáo vì tất cả hầu như đều làm bằng đất sét. Đặc biệt nhất tại Chùa Đất Sét hiện đang sở hữu tới 8 ngọn nến, trong đó có 2 ngọn nến đang cháy và 6 ngọn còn y nguyên, chưa được dùng. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m. Người ta ước tính nếu đốt ngọn nến này cháy thì phải phải để cháy liên tục trong 70 năm mới hết.
5. Chùa Dơi ở Sóc Trăng
Chùa Dơi còn được biết với cái tên chùa mahatup. Sở dĩ chùa có tên này là do đây là nơi cư ngụ của hàng ngàn loài dơi, quạ từ các nơi bay về. Địa chỉ Chùa Dơi nằm ở phường 3 thuộc thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa Dơi đẹp, khá đặc biệt, chính vì vậy mà nó trở thành 1 điểm đến thú vị, thu hút được đông đảo lượng khách du lịch thập phương tìm đến. Chùa Dơi được xây dựng vào thế kỷ XVI, sau đó được trùng tu nhiều lần. Chùa Dơi được xem là một trong những ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng còn lưu giữ nhiều đồ vật quý giá như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m; các Bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt, đèn dầu cổ… Trên mái hiên chùa có những ngọn tháp nhỏ được xây dựng nên để làm chỗ trú ngụ cho những chú dơi. Đây là một ngôi chùa khá hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo khách tham quan, du lịch.
Chùa là nơi thể hiện tín ngưỡng, đời sống tâm linh của người dân địa phương. Chính vì vậy, khi ghé lại tham quan những ngôi chùa khác nhau, ta sẽ phần nào thấu hiểu được văn hóa, sự đa dạng cũng như quan niệm của mỗi khu vực, mỗi vùng miền.