Góc nhìn Phật tử

Đến với đạo Phật là phải mở sáng trí tuệ

Thứ sáu, 03/04/2020 09:31

Trí tuệ thấy được lẽ thật của muôn sự muôn vật, bản tánh nó là không, duyên hợp giả có. Vì vậy trong kinh Kim Cang Phật dạy: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.”

 > Lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Chúng ta đến với đạo Phật là phải mở sáng trí tuệ. Mở sáng trí tuệ thì hết cố chấp. Ai cố chấp nhiều, đó là si mê. Biết chấp là si mê mà còn chấp thì si mê thêm lớp nữa. Vì vậy muốn hết khổ phải hết chấp. Muốn hết chấp phải có trí tuệ thấy đúng như thật, thì tất cả si mê theo đó tan hết.

Trên đường tu chúng ta muốn giải thoát sanh tử luân hồi, nhưng nhân của luân hồi chúng ta không gỡ bỏ, không dẹp, thì làm sao giải thoát được. Nhân luân hồi là nhân si mê, cố chấp. Từ cố chấp nên tạo nghiệp đi trong sanh tử. Bây giờ chúng ta mở sáng con mắt trí tuệ, thấy đúng lẽ thật, buông hết không còn chấp nê gì nữa, thì ngay trong cuộc sống hiện tại chúng ta đã giải thoát rồi.

Hiện tại giải thoát thì ngày mai cũng giải thoát, không nghi ngờ gì hết. Còn ngày nay đang mê si, đang bị bó buộc trong mọi thứ cố chấp thì ngày mai cũng bị dẫn đi trong luân hồi sanh tử, không chạy đâu khỏi hết. Như vậy muốn giải thoát sanh tử, tức là ra khỏi vòng luân hồi thì chúng ta phải hết si mê. Si mê là nhân sanh tử, trí tuệ là nhân giải thoát sanh tử.

Phải hiểu học Bát-nhã là học trí tuệ. Trí tuệ thấy được lẽ thật của muôn sự muôn vật, bản tánh nó là không, duyên hợp giả có.

Phải hiểu học Bát-nhã là học trí tuệ. Trí tuệ thấy được lẽ thật của muôn sự muôn vật, bản tánh nó là không, duyên hợp giả có.

Người ươm vườn trí tuệ cho thế hệ mầm non của đất nước

Chúng ta cứ để si mê che lấp hoài nên trí tuệ mù mờ. Khi nào được nhắc thì nhớ, không nhắc thì quên. Quên thì chìm sâu trong sanh tử. Vì vậy người học đạo phải thực hành lời Phật dạy mới có kết quả an vui. Chúng ta ứng dụng thấu đáo rồi thì sẽ được giải thoát, khỏi phải học hết Tam tạng kinh điển chi cho nhọc. Chỉ vì không ứng dụng nổi nên học hoài, học mãi mà vẫn không thuộc.

Phải hiểu học Bát-nhã là học trí tuệ. Trí tuệ thấy được lẽ thật của muôn sự muôn vật, bản tánh nó là không, duyên hợp giả có. Vì vậy trong kinh Kim Cang Phật dạy: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức là thấy Như Lai. Tại sao? Vì thấy các tướng duyên hợp hư giả không thật, đó là thấy được pháp, thấy được pháp tức là thấy được Phật. Thấy được Phật là thấy Phật nào, Phật Thích-ca hay Phật Di-đà. Đó là thấy được Tánh giác của mình, thấy được thật tướng các pháp, chớ không phải thấy Phật Thích-ca hay Phật Di-đà...

Người tu pháp môn nào cũng phải tụng Bát-nhã.

Người tu pháp môn nào cũng phải tụng Bát-nhã.

Tuổi trẻ với vấn đề trí tuệ

Thấy thân này duyên hợp hư giả nên không chấp thân, thấy cảnh duyên hợp hư giả nên không chấp cảnh. Không chấp thân, không chấp cảnh là đã giác ngộ chưa? Giác ngộ rồi. Quí vị ngồi niệm Phật mà tâm không yên, nghĩ nhớ chuyện này chuyện kia là vì còn thấy có ngã thật, pháp thật. Hoặc ngồi thiền vọng tưởng hoài cũng bởi thấy thân thật, cảnh thật. Một khi thấy thân giả, cảnh giả thì còn gì phải bận tâm, còn gì phải lo nghĩ. Như vậy niệm Phật được nhất tâm, tọa thiền được định. Nên Bát-nhã là trí tuệ đưa người tu hành tới chỗ đạt đạo. Do đó người tu pháp môn nào cũng phải tụng Bát-nhã.

(Trích Bát Nhã Tâm Kinh - HT.Thích Thanh Từ giảng giải)

Xem thêm video: Buông xả phiền não theo lời Phật dạy:

loading...