Kiến thức

Giáo dục Phật giáo chú trọng đến xây dựng nền tảng đạo đức

Thứ sáu, 13/04/2021 10:44

Giáo dục Phật giáo đặc biệt chú trọng đến nền tảng đạo đức. Một thường dân có đạo đức thì người đó là một công dân hữu ích, ngược lại, một vị quan không có đạo đức lại là đại họa cho lê dân bá tánh, là mối hiểm nguy cho giang sơn xã tắc.

Do vậy, dù trong bất kỳ lĩnh vực nào, vấn đề đạo đức cũng phải đặt lên hàng đầu. Bởi sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa nền văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, cùng với sự liên thông gắn bó giữa nền giáo dục xã hội và giáo dục Phật giáo, nên quan niệm đạo đức ảnh hưởng sâu đậm trong mọi sinh hoạt đời sống, dù không phải là chuyên ngành giáo dục.

Trong đời sống nhân gian, quan niệm đạo đức đa phần xuất phát từ nền giáo dục đặc thù của Phật giáo đã được người Việt thấm nhuần và xem như triết lý sống, là đạo lý làm người. Dù người theo hay chưa theo đạo Phật đều thấm thía đạo lý nhân quả nhà Phật, như: “nhân nào quả nấy”, “ở hiền gặp lành”. “Luật nhân quả” và “Nghiệp” (kamma) của nhà Phật hàm chứa triết lý rất sâu sắc, nhưng khi đã đi vào đời sống lại trở thành đạo lý làm người rất đơn giản và gần gũi, định hướng con người cải ác tòng thiện, tu nhân tích đức. Bất kì ai có nền tảng đạo đức đều thừa nhận và tôn trọng đạo lý này.

Giáo dục Phật giáo đặc biệt chú trọng đến nền tảng đạo đức.

Giáo dục Phật giáo đặc biệt chú trọng đến nền tảng đạo đức.

Nền giáo dục đặc thù của Phật giáo

Nói đến những ảnh hưởng từ nền móng giáo dục và vai trò hoằng pháp của Phật giáo đối với Dân tộc, không thể không nhắc đến đạo lý tu thân, thông qua việc chế ngự ba nghiệp thân, khẩu, ý và giữ gìn ngũ giới của đạo Phật. Bởi đây vừa là nền tảng tu tập rất căn bản của người học Phật, vừa là tiêu chí tu thân để con người trong đời sống xã hội hoàn thiện nhân cách và phẩm hạnh bản thân.

Thực hiện việc giữ gìn ngũ giới nhà Phật, tức là tự kiến tạo cho bản thân một tâm hồn an lạc, một đời sống lành mạnh yên ổn. Điều đó mang lại lợi ích rất lớn cho đời sống cộng đồng. Vì vậy, ngũ giới của Phật giáo là nền tảng đạo đức ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống xã hội, đóng vai trò quan trọng với Dân tộc.

Giáo dục là công việc không chỉ dành cho khối óc mà cả con tim, không chỉ bằng trí tuệ sáng suốt mà còn từ tâm vị tha nhân ái. Một nhà giáo dục chuẩn mực, có trách nhiệm với sứ mạng giáo dục đào tạo, không phải thường trực trên bục giảng là đủ mà phải biết dấn thân vào các hoạt động của người học, cùng người học chia sẻ khó khăn, chan hòa niềm vui trên đường thăng tiến.

Trong đời sống nhân gian, quan niệm đạo đức đa phần xuất phát từ nền giáo dục đặc thù của Phật giáo đã được người Việt thấm nhuần và xem như triết lý sống, là đạo lý làm người.

Trong đời sống nhân gian, quan niệm đạo đức đa phần xuất phát từ nền giáo dục đặc thù của Phật giáo đã được người Việt thấm nhuần và xem như triết lý sống, là đạo lý làm người.

Phật pháp giúp được gì cho người thiếu giáo dục?

Vì vậy, việc định hướng con người hướng đến nền đạo đức là việc làm thiết thực, giúp củng cố nhân cách đạo đức, phát huy năng lực lao động học tập, tạo nên sự biến đổi tích cực trong đời sống bản thân và xã hội. Nền đạo đức sẽ cải hóa con người trở nên tốt hơn, giúp thực hiện những giá trị đạo đức làm người một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Từ đó, con người sẽ dễ dàng mở lòng trước những giá trị thiêng liêng, cao thượng trong đời sống.

Trong suốt 45 năm giáo hóa độ sanh, đức Phật là nhà giáo dục không ngừng nghỉ bằng trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, việc làm thánh thiện và phương pháp giảng dạy sâu sắc, hiệu nghiệm. Những lời dạy của đức Phật trên 25 thế kỷ qua đến nay và muôn đời sau vẫn mãi là chân lý, vẫn mãi tinh khôi bất biến trước dòng chảy vô tận của thời gian.

loading...