Góc nhìn Phật tử

Làm thế nào để nuôi dưỡng từ bi tâm?

Thứ bảy, 04/01/2020 03:20

Ích kỷ ngăn cản chúng ta hướng tâm tới mọi người, tất nhiên ai cũng ít nhiều còn bị ảnh hưởng như thế. Để có hạnh phúc, chúng ta cần một nội tâm an bình và trạng thái thái cần phải được nuôi dưỡng bằng từ bi tâm.

 >>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng từ bi tâm? Rõ ràng, việc chúng ta chỉ đơn giản tin rằng lòng bi mẫn là quan trọng và suy nghĩ về sự tốt đẹp nơi những phẩm chất này là không đủ! Chúng ta cần nhiều nỗ lực để nuôi dưỡng, điểm quan trọng là dùng ngay các trải nghiệm hàng ngày của bản thân để chuyển hóa lối suy nghĩ và tập tính của mình.

Trước hết, cần minh định rõ các phương diện của từ bi tâm. Bởi nhiều phương diện của từ bi thường bị lẫn lộn với tâm tham muốn và chấp trước. Ví dụ, tình yêu thương mà cha mẹ giành con cái thường gắn liền với nhu cầu tình cảm của riêng họ, vì vậy đó không phải là từ bi thật nghĩa.Thông thường khi chúng ta quan tâm đến một người bạn thân, chúng ta gọi đây là lòng từ bi, nhưng sự quan tâm thường gắn với tham ái, với mong muốn này kia. Ngay cả trong hôn nhân, tình cảm chồng vợ - đặc biệt là lúc ban đầu, khi mỗi người có thể chưa biết rõ tính cách sâu sắc của người khác - phụ thuộc vào những chấp trước và luyến ái hơn tình yêu thương đích thực.

Từ bi không chấp trước là hoàn toàn có thể nuôi dưỡng nơi mỗi người. Cần sự minh định giữa từ bi và sự bám chấp.

Từ bi không chấp trước là hoàn toàn có thể nuôi dưỡng nơi mỗi người. Cần sự minh định giữa từ bi và sự bám chấp.

Bài liên quan

Hôn nhân chỉ kéo dài một thời gian ngắn vì họ thiếu lòng bi mẫn; chúng được tạo ra bởi sự bám chấp về tình cảm dựa trên những dự đoán và kỳ vọng, và ngay khi các dự đoán ban đầu không như ý, sự gắn bó lập tức không còn. Mong muốn của chúng ta có thể mạnh mẽ đến mức ta xem người mà gắn bó dường như hoàn hảo, trong khi trên thực tế, người đó có thể vẫn còn những khiếm khuyết này kia. Thêm nữa, chấp trước làm cho ta phóng đại những năng lực của người bạn đời. Khi điều này xảy ra, nó cho thấy rằng tình yêu thương của chúng ta được thúc đẩy bởi nhu cầu cá nhân hơn là sự quan tâm, sẻ chia đích thực cho người.

Từ bi không chấp trước là hoàn toàn có thể nuôi dưỡng nơi mỗi người. Cần sự minh định giữa từ bi và sự bám chấp. Từ bi tâm đích thực không chỉ là một phản ứng cảm xúc mà là một nguyện lực vững chắc được thiết lập trên những suy tư sâu sắc về bản thân và đời sống. Nhờ nền tảng vững chắc này, từ bi tâm với tha nhân vẫn mãi ban trải và tăng trưởng dù cho đối phương có hành xử tốt hay xấu với bản thân mình. Lòng bi mẫn thực sự không dựa trên dự đoán và kỳ vọng cá nhân, mà dựa theo nhu cầu của mọi người: bất kể ai là thân hay thù đều không có khác biệt, bởi một sự thật họ đều mong muốn có được hạnh phúc, sự an bình, vượt qua khổ đau, dựa trên suy tư sâu sắc này, chúng ta hướng tâm làm lợi ích cho con người.

Từ bi tâm đích thực không chỉ là một phản ứng cảm xúc mà là một nguyện lực vững chắc được thiết lập trên những suy tư sâu sắc về bản thân và đời sống.

Từ bi tâm đích thực không chỉ là một phản ứng cảm xúc mà là một nguyện lực vững chắc được thiết lập trên những suy tư sâu sắc về bản thân và đời sống.

Bài liên quan

Đây là lòng bi mẫn thực sự. Phật giáo là sự thực hành vô ngã, vị tha, nuôi dưỡng từ bi tâm vô điều kiện, mang lại hạnh phúc, niềm an lạc cho tha nhân, cho chúng sinh khắp vô tân. Tất nhiên, phát triển tâm từ bi vô điều kiện cần nhiều nỗ lực, cũng không hề dễ!

Cho dù người có thân thể đẹp đẽ hay không, thân thiện hay hiểm ác, điểm trên hết ta cần biết họ cũng là con người, không khác ta. Cũng giống như chính bản thân ta, họ mong muốn được một đời sống hạnh phúc, chẳng ai muốn đau khổ cả. Hơn nữa, họ cũng bình đẳng với ta về quyền được vượt hoát đau khổ và có hạnh phúc.

Như thế bạn nhận thức được rằng tất cả chúng sinh đều như nhau, đều mong muốn hạnh phúc và đều có quyền được ân hưởng hạnh phúc, sự đồng cảm và chân thành trong bạn sẽ hiện khởi. Rèn luyện một tâm thức như vậy, bạn phát triển năng lực đảm nhận sống có trách nhiệm với mọi người; bạn thực sự mong muốn giúp họ tích cực khắc phục những khó khăn trong đời sống. Mong muốn này không có tính phân biệt mà ban trải đều như nhau tới tất thảy chúng sinh. Chừng nào mọi người còn trải nghiệm niềm vui và những nỗi khổ đau giống như bạn, thì thật không hợp lý chút nào để khởi tâm phân biệt người này với người kia.

Với sự kiên nhẫn và những nỗ lực không dừng nghỉ, ta chắc chắn sẽ lan tỏa được từ bi tâm ngày một rộng lớn hơn.Tất nhiên những ngã mạn nơi tâm ta, niềm tin kiên cố vào cái tôi bất biến làm ngăn cản sự nuôi dưỡng từ bi tâm.

Với sự kiên nhẫn và những nỗ lực không dừng nghỉ, ta chắc chắn sẽ lan tỏa được từ bi tâm ngày một rộng lớn hơn.Tất nhiên những ngã mạn nơi tâm ta, niềm tin kiên cố vào cái tôi bất biến làm ngăn cản sự nuôi dưỡng từ bi tâm.

Bài liên quan

Một số người, đặc biệt là những người cho rằng mình là rất thực tế, đôi khi quá thực tế và bị ám ảnh bởi chúng. Họ có thể nghĩ, “Ý tưởng mong muốn hạnh phúc của tất cả chúng sinh, mong muốn điều tốt lành nhất tới với mọi người, là không thực tế và quá lý tưởng. Một ý tưởng phi thực tế như vậy không thể đóng góp gì cho việc chuyển hóa tâm thức hoặc đạt được một loại kỷ luật tâm thần nào bởi vì hoàn toàn không thể thực hiện được.”

Tất cả chúng ta đều chia sẻ một nhu cầu giống nhau về tình yêu thương, và trên nền tảng của tính tương đồng này, có thể cảm thấy rằng bất cứ ai chúng ta gặp, trong bất cứ hoàn cảnh nào, đều là bằng hữu.

Trong suy nghĩ cho rằng cần khép kín một số đối tượng mà mình chỉ nên tương tác, nhiều người cho cho rằng đơn giản là không cần hướng tâm đến tất thảy chúng sinh, vì chúng sinh là vô hạn. Họ có thể cảm nhận được những liên hệ với một số người trong cuộc đời này, nhưng lại thấy rằng hằng hà sa số chúng sinh trong vũ trụ không liên quan gì đến trải nghiệm của cá nhân mình. Họ có thể đặt câu hỏi "Cố gắng dung chứa vô số chúng sinh khi nỗ lực rèn luyện tâm có ý nghĩa gì?"

Phật giáo là sự thực hành vô ngã, vị tha, nuôi dưỡng từ bi tâm vô điều kiện, mang lại hạnh phúc, niềm an lạc cho tha nhân, cho chúng sinh khắp vô tân. Tất nhiên, phát triển tâm từ bi vô điều kiện cần nhiều nỗ lực, cũng không hề dễ!

Phật giáo là sự thực hành vô ngã, vị tha, nuôi dưỡng từ bi tâm vô điều kiện, mang lại hạnh phúc, niềm an lạc cho tha nhân, cho chúng sinh khắp vô tân. Tất nhiên, phát triển tâm từ bi vô điều kiện cần nhiều nỗ lực, cũng không hề dễ!

Bài liên quan

Ở phạm vi của người thực hành nuôi dưỡng từ bi tâm. Có một kinh nghiệm nhỏ cho những ai mới bước vào ngưỡng cửa thực hành. Ở ngưỡng ban đầu, nên suy tư về những khổ đau lan tràn khắp các cõi luân hồi, và nên hướng tâm tới những mong nguyện có được hạnh phúc, bình an ở tất cả mọi người, như thế sẽ dễ dàng mở rộng lòng hướng tới chúng sinh mà không bị bám chấp vào một đối tượng cụ thể. Với những người sơ cơ nếu chỉ chăm chăm cầu nguyện, hướng tâm tới một đối tượng cụ thể sẽ rất dễ bị những tâm tham luyến, ái chấp chi phối.

Với sự kiên nhẫn và những nỗ lực không dừng nghỉ, ta chắc chắn sẽ lan tỏa được từ bi tâm ngày một rộng lớn hơn.Tất nhiên những ngã mạn nơi tâm ta, niềm tin kiên cố vào cái tôi bất biến làm ngăn cản sự nuôi dưỡng từ bi tâm. Thật vậy, chỉ khi nào sự bám chấp bản ngã như thế được tận trừ thì lòng bi mẫn mới thực sự được lan tỏa và mở rộng. Nhưng không có nghĩa là chúng ta phải đợi chờ khi ấy thì mới bắt đầu nuôi dưỡng từ bi tâm.

Tất cả chúng ta đều chia sẻ một nhu cầu giống nhau về tình yêu thương, và trên nền tảng của tính tương đồng này, có thể cảm thấy rằng bất cứ ai chúng ta gặp, trong bất cứ hoàn cảnh nào, đều là bằng hữu.

Tất cả chúng ta đều chia sẻ một nhu cầu giống nhau về tình yêu thương, và trên nền tảng của tính tương đồng này, có thể cảm thấy rằng bất cứ ai chúng ta gặp, trong bất cứ hoàn cảnh nào, đều là bằng hữu.

Vì lòng từ bi và trái tim nhân hậu được phát triển thông qua sự nỗ lực không ngừng và tỉnh thức. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải sống một cuộc đời luôn trong chính niệm và tỉnh thức. Khi ta biết chính niệm trong mọi nơi, mọi lúc, ta có thể dễ dàng nhận biết được những thuận lợi để tăng trưởng phẩm chất nhân từ của chính chúng ta hay những nghịch cảnh đang hạn chế từ bi tâm và lòng nhân ái.

loading...