Góc nhìn Phật tử

Muốn tịnh hoá nhân tâm cần phải nhận thức được bản thân mình

Chủ nhật, 06/01/2020 01:33

Cái “tâm” là sự nối liền ăn khớp và tiếp diễn của quan niệm, của tư tưởng, quan điểm và của tín ngưỡng; từng quan điểm từng quan điểm nối tiếp nhau và đó chính là hoạt động của cái tâm, khi quan điểm đó ngừng hoạt động tức cái tâm cũng sẽ không tồn tại nữa.

 >>Góc nhìn Phật tử

Cái tôi tự tư - ích kỷ

“Nhân tâm” ở đây là gì? Nhân tâm - lòng người được coi là một khái niệm trừu tượng, mọi quan niệm, cách nghĩ, dục vọng hay nguyện vọng của người phàm trần đều được gọi là nhân tâm; còn cái tôi được gọi là cái tôi tự tư - cái tôi ích kỷ.

Chúng ta rất dễ dàng khuếch đại những gì mình đạt được, và thường không chấp nhận cống hiến, thành quả của người khác, thậm chí có những lúc tự cảm thấy ngượng ngùng khi cổ vũ họ một vài câu, nhưng liệu việc đó có phải là lời lẽ xuất phát từ đáy lòng hay không thì e rằng rất khó nói.

Chúng ta rất dễ dàng khuếch đại những gì mình đạt được, và thường không chấp nhận cống hiến, thành quả của người khác, thậm chí có những lúc tự cảm thấy ngượng ngùng khi cổ vũ họ một vài câu, nhưng liệu việc đó có phải là lời lẽ xuất phát từ đáy lòng hay không thì e rằng rất khó nói.

Ích kỷ tồn tại trong tâm mỗi con người, đó là sự thực hiển nhiên; tất cả chúng ta có thể nói được rằng những việc mình làm đều là vì xã hội, vì quốc gia, dân tộc, nhưng khi tự hỏi lại lòng mình thì chưa chắc những lời nói đó lại là sự thực. Vì vậy người ta nói rằng “10 năm đèn sách không ai hỏi, một khi nổi danh thiên hạ thì ai cũng biểu dương, khen ngợi”; vậy rốt cuộc chúng ta đọc sách thánh hiền là vì ai? Và ai là người nổi danh thiên hạ? Sau khi nổi danh thì ai là người áo gấm vinh quy? Hay nói thẳng ra, tất cả đều là vì bản thân mình.

Bài liên quan

Thông thường, chúng ta có thể phân tích tình hình, hoàn cảnh của người khác một cách rất cẩn thận và tỉ mỉ, và thậm chí có thể đưa ra những ý kiến, quan điểm cho họ; mọi phê bình, chỉ trích, yêu cầu đối với người khác ta đều có thể nói ra rõ ràng mạch lạc được. Dù người ta hay nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nhưng trên thực tế việc tự hiểu bản thân mình còn khó khăn gấp nhiều lần việc hiểu được người khác. Bởi con mắt, cái tai của con người đều hướng ra phía ngoài để nghe và nhìn, có rất ít người có thể nhìn thấu, nghe thấu được hàm ý bên trong đó, cũng giống như khi ta giơ tay ra là để chỉ anh kia, chỉ chị này, chỉ đông, chỉ tây, chứ rất hiếm ai tự chỉ vào lương tâm của chính mình, hoặc lắng nghe những âm thanh đang thẩm vấn lương tri trong tâm mình.

Nếu nói thân thể là bản thân mình, thì ai biết đó có phải là “bản thân” mình không? Nếu ta nói rằng, trong tâm tôi biết đây chính là bản thân tôi, vậy thì cái tâm của tôi là thứ gì đây?

Nếu nói thân thể là bản thân mình, thì ai biết đó có phải là “bản thân” mình không? Nếu ta nói rằng, trong tâm tôi biết đây chính là bản thân tôi, vậy thì cái tâm của tôi là thứ gì đây?

Cũng chính vì vậy, chúng ta rất dễ dàng khuếch đại những gì mình đạt được, và thường không chấp nhận cống hiến, thành quả của người khác, thậm chí có những lúc tự cảm thấy ngượng ngùng khi cổ vũ họ một vài câu, nhưng liệu việc đó có phải là lời lẽ xuất phát từ đáy lòng hay không thì e rằng rất khó nói.

Giới hạn của “bản thân”

Bài liên quan

Cái gọi là “bản thân” ở đây chỉ thân thể của một người nào đó, bao gồm các bộ phận như đầu, chân, tay, mắt, mũi... Nhưng còn “thân thể” ở nơi đâu? Thân thể tồn tại trong môi trường sống của chúng ta, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.Thân thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nó bắt đầu từ khi sinh ra, và lớn lên trưởng thành từng ngày, và cũng tiếp cận với cái chết từng ngày.

Tuy thân thể là thứ chiếm hữu tạm thời, nhưng trước khi nó rời xa thế giới này ta cần phải trân trọng nó, chăm sóc nó và vận dụng nó theo đúng mục đích; dù có người cho rằng thế giới này đầy rẫy nguy hiểm, dù một tôn giáo nào đó cũng cho rằng ngày tận cùng thế giới sắp đến, nhưng sự thực là nó vẫn chưa đến, và ta vẫn cần phải bảo vệ thân thể.

Nếu nói thân thể là bản thân mình, thì ai biết đó có phải là “bản thân” mình không? Nếu ta nói rằng, trong tâm tôi biết đây chính là bản thân tôi, vậy thì cái tâm của tôi là thứ gì đây?

Ích kỷ tồn tại trong tâm mỗi con người, đó là sự thực hiển nhiên; tất cả chúng ta có thể nói được rằng những việc mình làm đều là vì xã hội, vì quốc gia, dân tộc, nhưng khi tự hỏi lại lòng mình thì chưa chắc những lời nói đó lại là sự thực.

Ích kỷ tồn tại trong tâm mỗi con người, đó là sự thực hiển nhiên; tất cả chúng ta có thể nói được rằng những việc mình làm đều là vì xã hội, vì quốc gia, dân tộc, nhưng khi tự hỏi lại lòng mình thì chưa chắc những lời nói đó lại là sự thực.

Bài liên quan

Cái “tâm” ở đây là sự nối liền ăn khớp và tiếp diễn của quan niệm, của tư tưởng, quan điểm và của tín ngưỡng; từng quan điểm từng quan điểm nối tiếp nhau và đó chính là hoạt động của cái tâm, khi quan điểm đó ngừng hoạt động tức cái tâm cũng sẽ không tồn tại nữa.

Cái “tâm” có công năng riêng của nó. Nó có thể tạo ra thế giới to lớn và vũ trụ bao la này, nhưng nó cũng có thể hủy diệt chính cái thế giới và vũ trụ đó. Nó đem đến cho chúng ta hạnh phúc, nhưng cũng có thể đem lại tai họa bất cứ lúc nào. Rất nhiều lí luận triết học và tín ngưỡng tôn giáo trên thế giới này đều bắt nguồn từ “tâm niệm” - quan niệm về cái tâm.

Trình tự của bản thân

Nội dung của “bản thân” có thể phân theo một vài trình tự sau từ bé đến lớn: thứ nhất là cái tâm của tôi, thứ hai là thân thể của tôi, thứ ba là xã hội và môi trường tôi sinh sống, thứ tư là chỉnh thể địa cầu này, thứ năm là cả vũ trụ này là thân thể của tôi. Nếu có thể nâng cao và mở rộng đến hết năm cung bậc nêu trên thì lòng tự tư ích kỉ sẽ ít đi, ngược lại cảm giác an toàn sẽ ngày càng tăng lên.

loading...