Trong nước

Phát động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng

Thứ bảy, 22/10/2022 01:04

Chiến dịch được thực hiện tại ba quốc gia - Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Tại Việt Nam, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam phát động và thực hiện chiến dịch này.

Audio

Để giảm thiểu nguy cơ các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật và lây truyền sang người, Tổ chức Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) vừa ra mắt “Chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị,” trong đó nhấn mạnh tới hai mối đe dọa nghiêm trọng mà con người đang phải đối mặt - đó là rủi ro về sức khỏe cộng đồng và rủi ro về thiên nhiên.

Thịt thú rừng sau khi được đưa ra khỏi rừng thường được vận chuyển đến các nhà hàng lớn ở thành thị để phục vụ các thượng khách

Thịt thú rừng sau khi được đưa ra khỏi rừng thường được vận chuyển đến các nhà hàng lớn ở thành thị để phục vụ các thượng khách

Chiến dịch trên với sự tài trợ của WWF-Hoa Kỳ, do WWF-Việt Nam, Vụ Hợp tác Quốc tế và Báo Nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đồng thực hiện, sẽ diễn ra từ nay tới tháng 11/2022, tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

Chiến dịch sẽ bao gồm nhiều hoạt động gồm trực tuyến và ngoại tuyến nhằm tiếp cận các đối tượng mục tiêu để giúp họ thay đổi hành vi tiêu thụ thịt rừng, đặc biệt những loài như cầy hương, khỉ và tê tê - những loài hay bị tiêu thụ nhiều nhất.

Theo các chuyên gia, ăn thịt thú rừng làm tăng nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người.

Theo các chuyên gia, ăn thịt thú rừng làm tăng nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người.

Nhân quả giết hại động vật

Nghiên cứu của WWF và GlobeScan thực hiện năm 2021 tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy 7% tổng số người được hỏi khẳng định họ hoặc một người mà họ quen biết đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã tại các khu chợ. Đáng chú ý, 9% trong tổng số người trả lời đã mua chia sẻ họ có thể và sẽ mua lại các sản phẩm động vật hoang dã trong tương lai.

Trong khi đó, phần lớn các bệnh truyền nhiễm mới nổi hiện nay có nguồn gốc từ động vật và lây truyền sang người. Điển hình như hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS), hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), cúm lợn (H1N1), cúm gia cầm (H5N1) và bệnh đậu mùa khỉ. Do đó, việc buôn bán động vật hoang dã nguy cơ sẽ góp phần gây ra các thảm hoạ, đe dọa nghiêm trọng không chỉ đối với môi trường và các loài hoang dã, mà còn tới sức khỏe và an toàn của chính con người.

Hình ảnh triển lãm được WWF -Việt Nam và Báo NNVN triển lãm ra mắt chiến dịch giảm cầu tiêu thụ thịt thú rừng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thiên nhiên tại Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia

Hình ảnh triển lãm được WWF -Việt Nam và Báo NNVN triển lãm ra mắt chiến dịch giảm cầu tiêu thụ thịt thú rừng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thiên nhiên tại Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia

Chiến dịch sẽ bao gồm nhiều hoạt động gồm trực tuyến và ngoại tuyến nhằm tiếp cận các đối tượng mục tiêu để giúp họ thay đổi hành vi tiêu thụ thịt rừng, đặc biệt những loài như cầy hương, khỉ và tê tê - những loài hay bị tiêu thụ nhiều nhất.

Đáng chú ý, chiến dịch sẽ có sự tham gia của các cá nhân có ảnh hưởng với cộng đồng, giúp chia sẻ thông điệp của chiến dịch và kêu gọi công chúng chấm dứt tiêu thụ thịt thú rừng. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng kêu gọi sự hỗ trợ, chung tay của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ cùng lan tỏa thông tin về chiến dịch trên các kênh truyền thông của họ. Để kêu gọi sự đồng hành của các tổ chức này, WWF-Việt Nam sẽ phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ NN&PTNT đồng tổ chức hội thảo về tiêu thụ thịt thú rừng và nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người.

Nội dung của chiến dịch sẽ nhấn mạnh tới hai mối đe dọa nghiêm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt - rủi ro về sức khỏe cộng đồng và rủi ro về thiên nhiên.

Hãy ngưng ngược đãi động vật

Nếu chúng ta giết hại những con vật này thì phải trả nghiệp ở kiếp sau, và cứ thế nhân quả nghiệp báo cứ lập đi lập lại mãi không dứt. Sát sinh còn là cội nguồn của sự chết chóc, thù hận và chiến tranh… thế nên chúng ta phải tránh sát hại những con vật đó để nuôi dưỡng lòng từ bi, yêu thương loài vật vì chúng cũng biết đau, biết sợ, biết vui, biết buồn và biết khóc.

Con người chúng ta cũng vậy, ai cũng tham sống sợ chết, sao có thể nhẫn tâm đâm chém những con vật đó được. Cho nên người giữ giới không sát sanh luôn được an vui, hạnh phúc, tăng trưởng lòng từ bi, mang lại sự yên ổn cho mọi sinh vật quanh mình và để tránh việc sát sanh chúng ta nên tập ăn chay.

loading...