Đức Phật
Chuyện về Long Thọ tôn giả - Vị tổ dẫn mạch nguồn Thiền tông
Thứ bảy, 16/05/2020 07:58
Tổ Long Thọ người đời gọi Ngài là Bồ Tát. Sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 517 năm, ở miền Tây nước Ấn. Thuở nhỏ Ngài thích nghe kinh Phật. Ngài có biệt tài, khi nghe ông Phạm Chí tụng hết 4 bộ kinh Phệ Đà, Ngài thuộc lòng.
> Những điều kỳ đặc về Tổ sư Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma
Bồ Tát Long Thọ có cha là ông Long Chí, mẹ tên Út Phương. Ngài là người thích tìm hiểu tất cả những gì có nơi thế giới này như: Thiên văn học, địa lý học, toán số học, văn học, thần học, sấm truyền học, ảo thuật học, tôn giáo học. Tất cả các môn học Ngài đều học được xuất sắc.
Quá trình xuất gia ngộ thiền của Bồ Tát Long Thọ
Trong Truyền Pháp Chánh Tông Ký có ghi, Bồ Tát Long Thọ người nước Tây Thiên Trúc, nhưng không rõ Ngài họ gì. Có thuyết nói: Ngài xuất thân từ dòng Phạm chí, rất thông minh, tài giỏi và trí tuệ siêu việt hơn người, chẳng phải là người bình thường. Lúc trẻ, Ngài đã thuộc bốn bộ kinh điển Vệ đà, lớn lên lại giỏi về thiên văn, địa lý, lại thông hiểu nghệ thuật của các dân tộc và biết những điều thần kỳ.
Xưa, nước Ngài có ngọn núi cao tên là Long Thắng, giống rồng thường trú ngụ nơi này. Trên núi có nhiều cây lớn, các loài rồng thường ở dưới bóng cây. Đến khi Bồ tát giác ngộ, muốn xuất gia, liền vào núi đó tu hành và ở bên. Về sau, khi đã thông hiểu nghĩa lý sâu xa của Tam tạng kinh điển, Ngài thuyết pháp cho loài rồng nghe, nên có hiệu là “Long Thọ”.
Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi bảy - Bát Nhã Đa La
Trong Phật giáo có pháp môn “Vô thường học”, Ngài nhận biết pháp môn này rất rõ ràng và tường tận, nên vào trong núi tìm được cái hang đá, Ngài đặt tên là hang “Vô Thường”. Dân chúng tìm đến Ngài học rất đông. Tổ Ca Tỳ Ma La nghe danh Ngài nên cũng tìm đến hỏi Ngài: Ở đây ông giảng dạy “Vô thường”, chứ ông có biết gì là “Chân thường” không? Ngài liền trả lời là “Vũ trụ”..
Tổ Ca Tỳ Ma La nói với Ngài: Ông biết một, chẳng biết hai/ Biết được vậy, ông theo hoài trầm luân; Dù ông cố gắng để “Dừng”/ Luân hồi sinh tử không dừng được đâu! Vừa nghe 4 câu kệ của Tổ, Ngài liền trình thưa: Như vậy, tôi làm sao biết các cái “Chân thường” để không bị trầm luân, xin Thầy chỉ dạy, tôi xin đội ơn? Tổ Ca Tỳ Ma La hỏi Ngài: Ông muốn biết cái “Chân thường” để làm gì? Ngài thưa: Nếu biết cái gì là “Chân thường”, con sẽ sống với cái ấy.
Tổ liền dạy Ngài bằng 52 câu kệ. Ngài vừa nghe Tổ Ca Tỳ Ma La nói 52 câu kệ, chỉ chỗ “Chân thường” mà Ngài muốn biết, bỗng Ngài thốt lên 44 câu kệ và trình với Tổ Ca Tỳ Ma La như sau: Xưa nay tôi kiếm tôi tìm/ Thiên văn xa thẳm để khoe người đời; Nói rằng mình hiểu xa vời/ Thiên hạ kính nể để đời hữu danh. Địa lý con học rất rành/ Danh cao trọng vọng, để dành khoe khoang; Đến chỗ đông người lập đàng/ Phổ đi địa lý, người sang biết mình.
Mục đích chính của mình/ Trình ra kiến thức, để mình có Danh; Người người khen ngợi bao quanh/ Cho tiền cho bạc để dành nuôi thân. Toán học thuyết chỗ xa gần/ Để người quyền quý xin phần giải thông. Văn học nói giỏi trong lòng/ Nhiều người khen phải cũng vì tiền xu; Thần học nhiều người lại bu/ Xin mình giải rõ, cúng xu cúng tiền. Sấm truyền mình nói rất thiêng/ Ngày giờ năm tháng, để khuyên mọi người.
Vị tổ Thiền tông thắp sáng ngọn đuốc Đại Thừa
Ảo thuật người thích vui cười/ Được nhiều tiền bạc, người người lại khen; Tôn giáo nói sáng hơn đèn/ Dụ người tìm đến, sang hèn cũng nghe. Dùng hình tượng để giấu che/ Linh thiêng huyền bí, người nghe khen mình. Với mục đích chánh của mình/ Dụ người đem của, cho mình ăn chơi. Sự thật những việc trên đời/ Tôi đi lường gạt, để đời ung dung; Nhân thế họ thích lạ lùng/ Vì chỗ thích đó nên tung hỏa mù. Hỏa mù con dễ kiếm xu/ Nhiều người ngu dốt đưa xu con xài;
Hôm nay, Thầy dạy thấy ngay/ Cứ đi lường gạt, biết ngày nào xong. Thầy ơi, con nguyện trong lòng/ Không đi lường gạt, để lòng bình an; Thiền tông Thầy dạy rõ ràng/ Chỉ cần thanh tịnh là an muôn đời. Vì vậy, hôm nay con “Thôi”/ Không đi lừa phỉnh, hết rồi trả vay; Con nghe lời dạy Phật Ngài/ Con xin “Thôi, Dứt” vào ngay nhà mình.
Tổ Ca Tỳ Ma La nghe xong liền nói: Bài kệ 44 câu của ông, theo Huyền ký của Đức Phật dạy, vị nào nói lên được chỗ vận hành của vật lý và những gì không bị sức hút của vật lý, vị đó được xem là đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, phải được truyền Thiền tông để làm Tổ dẫn mạch nguồn Thiền tông.
Vậy, ta nhận ông làm đệ tử, ông hãy theo ta xuất gia, khi ông được 52 tuổi ta sẽ truyền “Bí mật Thiền tông” lại cho ông nối tiếp ta nhận Tổ sư Thiền tông đời thứ Mười Bốn. Ngài Long Thọ hết sức vui mừng theo Tổ Ca Tỳ Ma La xuất gia. Đúng 6 năm sau Ngài được 52 tuổi, nên buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” được truyền tại chánh điện Thiền tông chùa Thiền tông Pháp Thiền.
Một trong sáu Bảo Trang của Ấn Độ
Sau khi đắc pháp, Bồ tát Long Thọ du hóa đến Nam Ấn Độ, con người nơi này, phần nhiều tu phước báo của trời người, không biết cầu học Phật pháp. Họ chỉ biết gieo phước, cầu phước. Tổ dạy họ về Phật tánh, về nghĩa của tự tánh, gồm đầy đủ vô lượng công đức và hết thảy mọi phước báu. Sau khi nghe xong, mọi người đều bỏ Tiểu thừa tu theo Đại thừa và hoàn toàn thay đổi tâm cầu phước trước kia của họ.
Ở trên tòa, Bồ tát Long Thọ hiện thân như mặt trăng tròn, thân Ngài sáng như ánh sáng của mặt trăng. Lúc đó, trong đại chúng có Ca Na Đề Bà, về sau là Tổ thứ mười lăm, nói rằng: “Cảnh tượng này là do Tôn giả thị hiện, hiển bày thể và tướng của Phật tánh xưa nay, nhằm giáo hóa chúng ta”. Về sau Bồ tát Long Thọ truyền pháp cho Tổ thứ mười lăm Ca Na Đề Bà, rồi nhập định Nguyệt luân, thị hiện thần thông, sau đó an nhiên thị tịch.
Bồ Tát Mã Minh - Vị tổ Thiền tông từng là luật sư
Có thể nói, Bồ tát Long Thọ được đánh giá là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của Ngài là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo, lần thứ nhất do Phật Thích Ca Mâu Ni. Đại thừa Ấn Độ xếp Ngài vào “Sáu Bảo Trang của Ấn Độ”, năm vị khác là Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Trần Na, Pháp Xứng.
Trong tranh tượng, Sư là vị duy nhất sau Phật Thích Ca được trình bày với chóp trên đỉnh đầu, một dấu hiệu của một Đại nhân. Sư là người sáng lập Trung quán tông. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Ngài nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn.
Trong các thư tịch cổ liên quan đều thống nhất vẽ Tổ thứ 14 - Long Thụ tôn giả đang ngồi quán tưởng trên bông hoa sen, trên đầu nghĩ đến vầng trăng tròn sáng, dưới nước có rồng đội kinh. Ở chùa Tây Phương, tượng Long Thụ tôn giả được tạc ngồi trên đài sen cao 30cm, tất cả tạo thành một khối chóp vững nhưng đáy lại là đường cong của tòa sen do đó sinh động, chao đảo.
Vạt áo tượng rủ xuống hai bên tòa sen để tượng và bệ (toà sen) gắn bó thành một khối hoàn chỉnh. Tượng nhắm mắt, ngồi thiền quán tưởng, hình thức trang nghiêm tĩnh lặng, khoác áo cà sa để hở bộ ngực gầy, biểu hiện dáng vẻ nhà hiền triết tập trung suy tư, coi nhẹ đời thường.
Tượng có đường viền rõ ràng, bố cục đăng đối hai nửa phải, trái, song ngắm nhìn kỹ lại thấy cứ nhạt nhòa để chỉ còn là hình chập chờn trong vầng sáng yếu. Bên cạnh tượng Long Thọ còn thêm hình con rồng đội một hộp kinh nhắc lại chuyện Đại Long cho kinh Hoa Nghiêm.
Vị Tổ Thiền tông thành thai trong bụng mẹ 60 năm mới đủ duyên nhập thế