Lời Phật dạy
Phật dạy: Phát tâm tùy hỷ vui theo việc lành, việc thiện thì công đức ngang bằng với người làm lành làm thiện
Bạch Thế Tôn, tại sao công đức tùy hỷ và công đức bố thí lại bằng nhau? "Như một ngọn đèn, hay một cây đuốc đang cháy, có người cầm cây đuốc đến mồi. Khi mồi xong, cây đuốc này cháy, cây đuốc kia cháy, thử hỏi ánh sáng hai cây đuốc có thua nhau không? Cây đuốc bị mồi có mất ánh sáng không? "
Dạy con xây dựng thần tượng “Trí tuệ và đức hạnh”
Ngoài sanh dưỡng thì giáo dục để định hướng nhân cách tốt cho con cái là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Nói cách khác, cha mẹ cần tham gia vào quá trình chuyển hóa nghiệp lực cho con cái. Đó chính là nội dung giáo dục cần yếu để tác thành nhân cách cho con cái nên người.
Phật dạy: Ca ngợi không đúng, tác hại khó lường
Cuộc sống luôn cần sự ca ngợi và tin tưởng bởi đó là những chất liệu làm thăng hoa cá nhân và cộng đồng. Cho nên, mỗi người con Phật phải vận dụng trí tuệ để ca ngợi và tin tưởng đúng người, đúng việc, đúng nơi và đúng lúc.
Học lời Phật dạy qua Kinh Chúng sanh
Qua Kinh Chúng Sanh, người học giáo lý của Phật muốn tâm ý được an vui thì phải quyết tâm vứt bỏ ái ân.
Phật dạy: Tổn thất lớn nhất của đời người
Có thể nói, tổn thất và mất mát là thuộc tính cơ bản của đời sống. Những gì ta đang có hôm nay sẽ rời bỏ chúng ta ra đi bất cứ lúc nào. Nếu may mắn, những gì ta yêu thương luôn gắn bó thì một ngày nào đó chúng ta cũng phải lìa bỏ nó.
Ngẫm lời Phật dạy 'thắng ba quân không bằng tự thắng mình'
Tôi nhớ mình đã được nghe đâu đó một câu chuyện “cười ra nước mắt”: Rằng trong giờ học tiểu học, khi giảng về tiến trình sự sống trên địa cầu, một cô giáo đã trình bày xã hội loài người từ xa xưa qua nhiều thời đại: thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng...
Hiểu thêm về năm nghề tà mạng trong xã hội hiện đại
Đức Phật đã chế định cho hàng Phật tử có năm nghề tà mạng: “Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc” là những nghề mưu sinh bất chính, không nên làm. Trong xã hội hiện đại ngày nay, những lời dạy của Đức Phật vẫn còn nguyên giá trị lợi ích lâu dài.
Phật dạy: Người biết ơn và nhớ ơn là báu vật ở đời
Người đem thực hành các pháp và tùy pháp được hiểu từ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố; Người biết ơn và nhớ ơn là khó tìm được ở đời...
Phật dạy về: Lời nói và việc làm
Tương quan giữa lời nói và việc làm là một trong những thang giá trị nhằm thẩm định uy tín, danh dự của cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Bởi thực hiện song hành giữa nói và làm là điều không đơn giản, đa phần người ta chỉ nói suông hoặc làm được phần nào những điều đã nói mà thôi.
Thiết lập lối sống lành mạnh theo tinh thần Phật dạy
Ngày nay, nền khoa học công nghệ phát triển nhưng cũng không thể kiểm soát được lối sống tràn đầy dục vọng của con người thông qua những thói quen tưởng chừng như vô hại, vì vậy bệnh tật ngày một gia tăng, nguy hiểm hơn, những chủng loại virus mới càng phát sinh hoành hành.
Không thường quên lãng chính là chánh niệm
Theo kinh văn, không thường lãng quên là chánh niệm. Niệm là nhớ, ghi nhận, chú tâm. Chánh niệm là nghĩ nhớ đến các đề mục của Tứ niệm xứ; là sự ghi nhận, chú tâm đúng, trọn vẹn, toàn diện, chân xác tất cả những gì xảy ra trong hiện tại.
Phật dạy: Bốn Pháp giúp phụ nữ thành công
Hàng nữ cư sĩ phải nhận thức sâu sắc và ứng dụng ngay những lời dạy của đức Thế Tôn vào cuộc sống thực tiễn nếu muốn trở thành người phụ nữ thành công trong đời này và đời sau.
Lời Phật dạy giúp an yên cả đời
Đây là những bài học cuộc đời hết sức trí tuệ, ý nghĩa và thiết thực. Người nào hiểu, quan sát rõ và thực hành theo những điều Phật dạy ở trên thì cả đời sẽ an yên phúc lạc.
Nhân quả tu hành theo lời Phật dạy
Do nắm vững lý nhân quả để tu hành nên không tu lầm lẫn. Làm dữ, hại người, hại vật mà cầu Phật ban phước lành, là chuyện không thể có.
Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo
Thực ra giữ giới và hộ trì các căn tuy là hai nhưng lại không tách rời, liên hệ mật thiết với nhau. Phòng hộ các căn cũng là một hình thức giữ giới nhưng linh động hơn và không có giới điều.
Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ
Tu tập thành tựu tịnh tín, tinh tấn, đa văn, bố thí và trí tuệ là nền tảng vững chắc của các cõi lành. Thế nên, những ai đã biết đường đi, được thiện nghiệp dẫn dắt thì thẳng đến cõi lành như dầu thì tự nổi lên mặt nước.
Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát
Đức Phật thường dạy về sự quán chiếu ngũ dục có vị ngọt, với đặc tính dính mắc và tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, khổ lụy khó lường. Vì tham ái ngũ dục là bản chất của chúng sinh trong cõi dục nên không dễ vượt qua.
Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?
Có thể, một người tu không thành tựu viên mãn Giới-Định-Tuệ trong hiện đời nhưng chí ít cũng được an vui. An vui chính là nền tảng của Giới-Định.
Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”
Muốn đối trị thô tướng của sân, ta phải giữ giới, nhất là giới sát sanh, ác ngữ, tập tính nhẫn nại và từ bi.
Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời
Chúng ta hãy bình tâm, quán chiếu thật sâu, cái gì thật sự cần thiết cho cuộc sống an vui thật sự của chúng ta và những người xung quanh ta, xứng đáng để ta lo toan.