Chùa Việt
Về thăm chùa Bộc, nơi thờ 'Hoàng đế' Quang Trung
Chủ nhật, 29/06/2020 03:46
Chùa Bộc còn có tên chữ là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự, thuộc địa bàn phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Chùa vốn được dựng để thờ Phật, nhưng tọa lạc trên chiến trường của nghĩa quân Tây Sơn nên chùa còn thờ cả vua Quang Trung và vong linh những người đã chết trận năm xưa.
Chiêm ngưỡng những pho tượng Phật cổ độc đáo, quý hiếm ở Nghệ An
Vào Triều Nguyễn việc thờ cúng liên quan đến triều Tây Sơn đều bị nghiêm cấm. Tuy nhiên tại Chùa Bộc đã bí mật thờ tượng Quang Trung dưới hình thức Đức ông. Cả ba pho tượng cho ta thấy như thể quân vương đang bàn chuyện đại sự với hai vị cận thần.
Tư thế của tượng Đức Ông cũng khác thường. Ngài ngồi trên bệ sơn son, một chân ở trong hài, còn một chân để bên ngoài một cách tự nhiên, rất sống động. Ngài mặc áo hoàng bào, thêu rồng ẩn trong mây, lưng thắt đai nạm ngọc, đầu đội mũ xung thiên, có hai dải kim tuyến thả xuống trông rất oai nghiêm. Tất cả trang phục đó là của vị đế vương. Ngay sau lưng pho tượng, phía bên trên đỉnh đầu, có một chữ tâm và dòng chữ ghi: "Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng" (Năm Bính Ngọ tạc tượng vua Quang Trung, 1846). Bên trên trước ngai thờ có một tấm hoành phi ghi bốn chữ: "Uy phong lẫm liệt". Đặc biệt hơn hết là đôi câu đối treo hai bên ngai thờ Đức Chúa Ông như sau: Động lý vô trần đại địa sơn hà lưu đống vũ/Quang trung hoá Phật tiểu thiên thế giới chuyển phong vân.
Chùa bộc nằm giữa trận địa Đống Đa lịch sử. Sau khi Quang Trung đại thắng quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu (1789), chùa đã bị chiến tranh tàn phá toàn bộ. Đến năm Nhâm Tý, niên hiệu Quang Trung thứ IV (1792), chùa được làm lại hoàn toàn và đổi tên là Thiên Phúc Tự, nhân dân quen gọi là Chùa Bộc.
Bia trùng tu cổ nhất trong chùa ghi niên hiệu Vĩnh Trị nguyên niên Triều Lê Hy Tông (1676). Trong chùa, đặc biệt có pho tượng vua Quang Trung dựng năm Bính Ngọ (1946) ở phía sau bệ ngồi có ghi sâu sáu chữ: “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng”. Pho tượng đó là Đức Ông.
Vua Nguyễn Huệ (niên hiệu Quang Trung) sinh năm 1753 và mất ngày 16/09/1792 (tức ngày 29/07 Âm Lịch). Nguyễn Huệ sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở Tây Sơn – tỉnh Bình Định. Gia đình có 3 anh em trai là: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ.
Từ lúc thiếu thời, Nguyễn Huệ đã ham học văn và trao dồi võ nghệ, đến năm 18 tuổi, đã tham gia khởi nghĩa. Sống 39 mùa xuân nhưng cuộc đời Nguyễn Huệ có 21 năm thực hiện chí lớn. Đã ghi những dấu son rực rỡ cho đất nước.
Năm 18 tuổi (1771), ông đã cùng anh trai dựng cờ khởi nghĩa. Năm 22 tuổi (1775), ông co chiến thắng trận ở Phú Yên, năm 30 tuổi (1783) mở các trận tấn công vào Sài Gòn – Gia Định lật đổ Chúa Nguyễn (Nguyễn Ánh) Rạch Gầm – Xoài Mút (Mỹ Tho). Năm 33 tuổi (1786), giải phóng Phú Xuân (Huế) kéo thẳng quân ra Bắc, vượt sông Gianh, giệt thế lực họ Trịnh trả lại ngôi vua cho nhà Lê.
Ngày 17/12/1788 tức ngày 25/11 Mậu Thân, quân Thanh tiến đánh vào Thăng Long. Được báo tin trên, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc để làm sáng tỏ danh nghĩa đối với nhân dân cả nước. Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung.
Năm 36 tuổi (1789), với cương vị Hoàng Đế Quang Trung, Nguyễn Huệ đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh. Bằng cuộc hành quân thần tốc, bất ngờ chỉ trong 5 ngày đêm (ngày 25/11/1789 –30/11/1789) tức 30 tháng chạp đến ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu đã quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh (quyết chiến điểm ở Gò Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Ngôi chùa được làm từ 60.000 chai nhựa
Kiến trúc của chùa Bộc cũng như bao ngôi chùa ở Việt Nam, cổng tam quan cao 8m, với hai trụ biểu có nghê ngồi trên. Đi vào trong sân có ba nhà bia và hai ngọn tháp. Chùa chính làm theo chữ Đinh gồm có tiền đường và hậu cung, trong hậu cung có các bức tượng Phật đặc trưng của ngôi chùa Việt. Phía trước chùa Bộc có hồ được gọi là hồ Tắm Tượng, nơi đội hình voi của nghĩa quân Tây Sơn tắm sau khi hạ được đồn Khương Thượng. Ngày nay, diện tích hồ bị thu nhỏ lại rất nhiều so với trước. Xung quanh chùa có gò kéo cờ, gò đánh cồng là những dấu tích liên quan đến chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung vào ngày mùng 5 tết năm 1789.
Trong tòa tam bảo ngôi chùa ngoài thờ Phật, bên hữu đường có một ban thờ Đức Ông ở phía bên phải. Nhưng khác với thông thường, tượng Đức Ông ở đây không chỉ có một mà có đến 3 pho. Trong đó, tượng Đức Ông to hơn, ngồi cao hơn một bậc, ở bậc dưới có hai người ngồi. Trông toàn cảnh thấy như thể quân vương đang bàn chuyện đại sự với hai vị cận thần. Đặc biệt, pho tượng Đức Ông ngồi trên bệ son lại đội mũ Xung thiên, một chân ở trong hài một chân để ở ngoài, dáng vẻ rất tự nhiên, thoải mái. Ngài mặc áo hoàng bào có thêu rồng ẩn trong mây, lưng thắt đai nạm ngọc trông rất oai nghiêm. Tất cả trang phục đó là của vị đế vương. Những chi tiết này là một sự khác biệt so với tượng Đức Ông phổ biến, ở các chùa thường chỉ có một pho và không mặc áo thêu rồng.
Trước năm 1945, chùa Bộc trở thành nơi khai trường thuyết pháp và đào tạo các tăng, ni khắp nơi trong nước do Hòa thượng Chính Công trụ trì. Chùa cũng là cơ sở chữa bệnh bằng thuốc Nam rất có tiếng được mọi người khắp nơi biết đến.
Chùa Bộc nằm khiêm nhường bên con phố buôn bán tấp nập và sôi động, nhưng cảnh chùa nơi đây vô cùng tĩnh nặng và bình yên. Trong cuộc sống hối hả như ngày nay, người ta tìm đến chùa Bộc không chỉ để vãn cảnh chùa, hay tìm hiểu về những di vật liên quan đến trận chiến thắng Đống Đa lịch sử mà còn để thấy lòng mình thanh thản hơn và cầu sức khỏe, bình an cho người thân.
Chùa Bộc là một di tích lich sử quý giá của dân tộc, đã được Bộ văn hoá, Thể thao Du lịch công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia ngày 13/01/1964.
Đại Từ Ân: ngôi chùa và trường Phật học trong khu đô thị mới