Lời Phật dạy
Tự tứ: Thỉnh cầu đại chúng soi sáng, chỉ lỗi với lòng biết ơn, vui vẻ
Đặc điểm của pháp Tự tứ trong Phật giáo là sự thỉnh cầu mọi người soi sáng cho mình, người chỉ lỗi và người được chỉ lỗi đều chân tình và hoan hỷ. Tự tứ là pháp diệt trừ tội lỗi, giúp hành giả hướng đến an tâm và thanh tịnh tâm.
Tế đàn được Phật tán thán là đàn chay, không sát sinh
Thế Tôn ca ngợi và hoan hỷ với những loại tế đàn không có sát sanh. Một tế đàn mà phẩm vật dâng cúng hoàn toàn chay tịnh sẽ tạo ra phước báo lớn vì không có khổ đau của giết hại, chỉ thuần tuý bố thí và cúng dường, được các bậc giới đức chứng minh, chú nguyện.
Thân đẹp mà tiếng lại hay
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Tỳ-kheo nên biết, có bốn loại chim. Thế nào là bốn? Hoặc có chim tiếng hót hay mà thân xấu. Hoặc có chim thân đẹp mà tiếng dở. Hoặc có chim tiếng dở mà thân cũng xấu. Hoặc có chim thân đẹp mà tiếng cũng hay.
“Không phải của mình thì nên buông hết, mới được an vui”
"Đối với vật không phải của mình, phải xả bỏ hết; khi đã xả bỏ những pháp này rồi, thì được an vui lâu dài. Những gì không phải sở hữu của các ông? Mắt, không phải của các ông, nên xả bỏ; khi đã xả bỏ rồi, thì được an vui lâu dài. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy."
Tu hành cần phải vững tâm
Hãy tiếp tục độc hành trên con đường thiền định hay dừng lại và vui với bả lợi danh. Đây là câu hỏi lớn và thật sự đấu tranh với ma chướng của nội tâm của người tu chân chính. Cho nên tu hành trước phải thấy đạo, sau đó mới vững tâm tiến đạo.
Phận làm con theo lời Phật dạy
Để định hình nên quan hệ cha mẹ và con cái là do tương đồng nghiệp lực của cả đôi bên. Phận làm con, cần phải hoàn thành những trách vụ cơ bản theo lời Phật dạy, mới xứng danh là một con người đúng và đủ nghĩa khi sống trong cuộc đời này
Giữ giới có mười sự công đức
“Giới luật còn là Phật pháp còn” hay “Sau khi Ta diệt độ, hãy lấy Giới luật làm thầy” đã nói lên tầm quan trọng của giới luật. Thế Tôn thiết lập giới luật vì mười pháp công đức, hàng đệ tử tuân thủ giới luật để được mười sự công đức.
Phật dạy về pháp “buông gánh, đặt gánh nặng xuống”
Đã sinh ra làm người, dĩ nhiên mỗi người mỗi nghiệp. Có thân nên khổ vì thân. Chính tấm thân năm uẩn này cùng với sự tham ái và chấp thủ kiên cố đã tạo ra vô vàn đau khổ. Buông gánh không phải là bỏ thân này, vì thân này hư hoại thì vẫn theo nghiệp tạo thân mới, tiếp tục chịu khổ.
Cái gì “cao hơn trời, nặng hơn đất”?
Khi một vị trời hỏi Thế Tôn về vật gì mà ‘cao hơn trời, nặng hơn đất, nhanh hơn gió và nhiều hơn cỏ’, Ngài đã nhanh chóng trả lời rằng...
Bài kệ thức tỉnh người con bất hiếu biết phục thiện, hiếu kính cha mẹ
Bất hiếu là một hiện thực khổ đau không hiếm gặp trong đời sống. Ai cũng biết bất hiếu là tội lỗi, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người ta bị che lấp tâm trí, dẫn đến hành xử sai lầm.
Phật dạy sống phải có niềm vui
Theo tuệ giác Thế Tôn, nhờ làm ăn chân chính mà trở nên giàu có, thành quả lao động ấy là một niềm an vui, đáng tự hào. Bởi lẽ, người giàu thì không thiếu nhưng mấy ai được bình an trong sự giàu sang nhờ mưu mô, tranh đoạt, lọc lừa.
Phật dạy Pháp Vu Lan Bồn cho Ngài Mục Kiền Liên
Sau khi thấy thân mẫu được thoát khổ, Ngài Mục Kiền Liên hết sức vui mừng, liền đến trước Phật chấp tay bạch rằng: Bạch Thế Tôn! Các hàng Phật tử đời sau có thể làm lễ Vu Lan Bồn được không?
Những lời Phật dạy về hiếu kính với cha mẹ
“Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng”. (Kinh Tăng Chi I)
Phật dạy: Tâm không nóng giận, ý không làm hại là cội nguồn của bình an
Khi nội tâm không bình an, bị khuấy động bởi tham dục, giận dữ và tàn hại thì khổ đau xuất hiện. Khổ tâm chính là một trong những nỗi khổ lớn của con người. Thậm chí nỗi khổ tâm tàn phá sức khỏe và tinh thần gấp nhiều lần so với nỗi khổ về thân xác.
Cẩn thận để không hao tài
Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?
Phật dạy về ba hạng người nghe Pháp xuất hiện ở đời
Trong Phật giáo, nghe pháp là một trong những phương thức tu tập trí tuệ (văn tuệ). Nhờ nghe pháp mà am hiểu giáo lý và trực nhận ra nhiều vấn đề, rồi từ đó có thể chuyển hóa được các tật xấu, những khổ đau.
Phật dạy con cái báo hiếu bằng cách khuyến hóa cha mẹ hướng thiện
Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện, bỏ tà quy chánh không chỉ đem lại hạnh phúc an vui cho cha mẹ trong đời này mà cả những đời sau. Làm được điều này mới gọi là tận hiếu, chí hiếu, là “làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha”.
Phật dạy về thấy biết lộn ngược và thấy biết như thật
Chúng sinh và vạn pháp vốn do duyên sinh nên tụ tán phụ thuộc vào nhân duyên. Do đó, không hề có cái tôi, tự ngã hay tồn tại một thực thể thuần nhất, bất biến. Chấp thủ và bám víu vào tự ngã là cội nguồn của mọi tranh chấp, khổ đau và điên đảo.
Tặng “quà”, nếu người không nhận thì “quà” ấy thuộc về ai?
Dù nỗ lực để tự hoàn thiện mình đến mấy thì trong cuộc sống cũng khó có ai tránh khỏi những va chạm, hiểu lầm để rồi bị chỉ trích, phỉ báng. Đối với bậc Giác ngộ như Thế Tôn mà còn bị những hạng người cuồng ngôn, loạn ngữ chửi mắng huống là chúng ta.
Bốn thánh tích khiến tâm xúc động mãnh liệt
Động tâm là tâm xúc động mãnh liệt, tình cảm tôn giáo của tín đồ vỡ òa trước những Thánh tích. Tứ động tâm là bốn Thánh tích Phật giáo thiêng liêng, nơi ghi dấu Đức Thế Tôn đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân và thị hiện Niết bàn.