Lời Phật dạy

Thấy Vô ngã là thấy Pháp, thấy Phật

Thấy Vô ngã là thấy Pháp, thấy Phật

Lời Phật dạy 17/08/2018, 09:13

Ở đây, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo đâm thủng vô minh uẩn to lớn. Như vậy, này các Tỳ kheo, là Tỳ kheo đâm thủng vật to lớn. (Theo Tương Ưng bộ Kinh thì thấu triệt đầy đủ Tứ Thánh Đế kể như đâm thủng Vô Minh) 

Tâm hoang vu

Tâm hoang vu

Lời Phật dạy 04/07/2018, 20:58

Đức Phật cũng chỉ ra rằng nếu hành giả không đoạn tận năm tâm hoang vu thì không thể nào hướng tới những khao khát hướng thượng trong Dục như ý túc. Kẻ có tâm hoang vu là kẻ vẫn nghi ngờ bậc Đạo sư, nghi ngờ Chánh pháp của đức Phật, có tâm do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, lại sinh tâm phẫn nộ với những người giữ giới và những người có tín tâm. Một kẻ như vậy sẽ không tin rằng có thể diệt trừ mầm ác trong xã hội. Cho nên, trước hết, xã hội phải ngăn ngừa tình trạng "sa mạc hóa" tâm hồn, bằng cách xây dựng niềm tin vào Tam bảo.

Kinh Diệt trừ phiền giận

Kinh Diệt trừ phiền giận

Lời Phật dạy 29/06/2018, 13:10

Đây là những điều tôi đã được nghe, hồi Bụt còn cư trú trong tu viện Cấp Cô Độc, rừng Thắng Lâm, tại thành Xá Vệ. Hôm ấy, Tôn giả Xá Lợi Phật nói với các vị khất sĩ: "Này các bạn đồng tu, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các vị về năm phương pháp diệt trừ phiền giận. Xin các bạn lắng nghe và chiêm nghiệm”.

Mười một cửa giải thoát

Mười một cửa giải thoát

Lời Phật dạy 07/06/2018, 14:35

Đức Phật ra đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp độ sinh, Ngài để lại cho thế gian một kho tàng giáo pháp đồ sộ quý báu, mang lại hạnh phúc, an lạc, giải thoát, Niết bàn cho nhân loại. Đức Phật chỉ ra nhiều con đường đi đến giải thoát, Niết bàn ví như muôn sông cùng đổ về đại dương. 

Tiểu Bộ Kinh Bāhiya Sutta

Tiểu Bộ Kinh Bāhiya Sutta

Lời Phật dạy 10/05/2018, 11:15

Qua kinh nghiệm riêng tư, một là dừng lại ở đây đừng đọc tiếp nữa hay nếu vẫn còn bản tính hiếu kỳ ‘chấp đọc’ tiếp thì những triết lý Phật Đà này nó sẽ thấm nhuần vào tâm thức của quý vị không dễ dàng gọt rửa vì khi mà trí tuệ đã mở mang rồi thì khó mà trở lại vô minh...

Do nhân duyên gì người xuất gia tranh giành nhau?

Do nhân duyên gì người xuất gia tranh giành nhau?

Lời Phật dạy 05/05/2018, 07:21

Tranh giành, tranh đấu, tranh cãi, tranh đua là những tập khí cố hữu của chúng sinh. Cội nguồn của mọi sự tranh chấp ấy là tham dục và kiến dục. 

Nguyên nhân làm cho đất nước suy vong

Nguyên nhân làm cho đất nước suy vong

Lời Phật dạy 03/05/2018, 07:20

Theo giáo lý Cộng nghiệp, người dân ở trong một nước có cộng nghiệp với nhau. Nếu mỗi người đều tạo nghiệp tốt thì nhà nhà hạnh phúc an vui, đất nước trở nên giàu mạnh. Ngược lại, mỗi người đều gây tạo nghiệp ác thì khó tránh khỏi họa nước mất, nhà tan. Thế nên, không phải kinh tế hay kỹ thuật mà chính là đạo đức cá nhân và xã hội mới là chuẩn mực căn bản quyết định sự tồn vong của đất nước.

Nói dễ, làm khó

Nói dễ, làm khó

Lời Phật dạy 24/04/2018, 14:28

Thường thì nói ra bất cứ điều gì cũng dễ hơn làm. Nhất là trên bước đường chế ngự, chuyển hóa và làm chủ tâm thì lại càng khó hơn. Cho nên việc "nói thánh" thường rất dễ xảy ra với hết thảy mọi người. Các bậc cổ đức đã khái quát việc này bằng câu "Việc làm và lời nói tương ưng mới xứng đáng là bậc thầy" (Hạnh giải tương ưng viết tổ).

Phật dạy phước báo thù thắng của bố thí

Phật dạy phước báo thù thắng của bố thí

Lời Phật dạy 28/02/2018, 15:04

Thế Tôn dạy nếu chúng ta bố thí có điều kiện thì gặt được phước báo có giới hạn nhưng nếu bố thí không toan tính là ta đã biết tu phước và tu huệ rồi đó. Bố thí muốn đạt được lợi ích lớn và kết quả lớn về hai mặt vật chất lẫn tinh thần thì tâm phải rộng lớn, không mong cầu.

Phật dạy niềm tin đối với một người

Phật dạy niềm tin đối với một người

Lời Phật dạy 26/02/2018, 14:00

Niềm tin phải đi đôi với trí tuệ mới là niềm tin chân chính. Niềm tin vào Tam bảo của người phật tử tại gia, nhất là niềm tin đối với một vị tăng hoặc ni, được xem là một yếu tố quan trọng trong vấn đề học hỏi Phật pháp nhằm tăng trưởng phước báo và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc.

Kiểm soát cảm xúc giận dữ

Kiểm soát cảm xúc giận dữ

Lời Phật dạy 21/02/2018, 16:36

Giận dữ là phản ứng tâm lý mang lại cho con người nhiều phiền não, đồng thời tạo nên chướng duyên ngăn trở việc tu tập của mỗi hành giả. Bằng việc phân tích cảm xúc giận dữ từ các khía cạnh nhận diện sự có mặt của nó đến những nguy hại do cảm xúc tiêu cực này gây ra và cuối cùng là phương pháp chuyến hóa bằng tâm từ hay sự rộng mở tâm hồn. Bài viết là một nỗ lực của tác giả nhằm chuyển tải đến người đọc thông điệp về sự lan tỏa của tình thương để cuộc sống ngày một chan hòa, gắn bó, yêu thương nhau hơn; xã hội ngày một tốt đẹp văn minh hơn.

Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng

Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng

Lời Phật dạy 16/01/2018, 12:34

Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào một thứ gì đó thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Do nhận thức đúng về nhân quả nên người con Phật luôn thận trọng trong mỗi việc làm, lời nói và suy nghĩ của chính mình. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm tốt hay xấu.

Phật dạy La Hầu La

Phật dạy La Hầu La

Lời Phật dạy 15/01/2018, 16:40

Thế Tôn đã xuất hiện ở đời như một nhà giáo dục mang nặng sắc thái đậm chất con người qua nhiều câu chuyện ngụ ngôn, thí dụ nhằm khai mở trí tuệ tự tâm mà chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Vô ngôn - Vô thuyết

Vô ngôn - Vô thuyết

Lời Phật dạy 07/01/2018, 11:11

Theo tinh thần Phật giáo Bắc truyền nói riêng, chúng ta thường nghe câu nói: "Suốt bốn mươi chín năm Như Lai không hề nói một chữ" và thực sự câu nói đó có xuất xứ ra sao và đức Phật vì sao tuyên bố như vậy? Chúng ta có thể đọc qua đoạn trích trong kinh Lăng-già tiếng Phạn dưới đây và mỗi người sẽ tự có những suy nghĩ hoặc những câu trả lời riêng cho mình.

Vì sao có câu

Vì sao có câu "Thân người khó được, Phật pháp khó nghe"

Lời Phật dạy 02/01/2018, 10:47

Phật dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Câu này mới nghe qua chúng ta thấy hơi vô lý, vì mình đã có thân người rồi. Ở đây đức Phật ý nói thân tương lai, chứ không phải thân hiện tại. Nếu sau này chúng ta chết đi, liệu có được tái sinh trở lại làm người hay không? Đó là sự thắc mắc của một số người, chúng ta cần phải quán chiếu và suy nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Lời Phật dạy về trí tuệ

Lời Phật dạy về trí tuệ

Lời Phật dạy 31/12/2017, 21:13

Về mặt nội dung giáo dục, Phật giáo là một nền giáo dục rộng lớn đầy trí tuệ, đạo đức từ bi nhằm giáo dục mọi chúng sinh những hiểu biết, nhận thức đúng đắn và đầy đủ các quy luật về vũ trụ và nhân sinh. 

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Lời Phật dạy 30/12/2017, 11:12

Thế gian thường hay nói niềm vui chóng qua mau, nỗi buồn thường lưu dấu lâu dài. Đó là một sự thật nhưng ít ai nghĩ đến, con người ta thường hay tiếc nuối những cuộc vui đã qua và muốn giữ mãi hạnh phúc được lâu dài mà không chịu gieo trồng phước đức. Đến khi việc đau buồn đến, họ chới với, chơi vơi trong cô đơn tuyệt vọng, để rồi chấp nhận cuộc đời đen tối mà không biết tìm cách để vượt qua.

loading...