Lời Phật dạy

Tìm hiểu Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Tìm hiểu Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Lời Phật dạy 27/12/2017, 13:58

Ngày nay, hiện tượng tín ngưỡng dân gian với nhiều hình thức làm cho con người không biết rõ bản chất thực hư của nó ra sao. Đất nước chúng ta quá nhiều tín ngưỡng giết hại, tín ngưỡng mê tín dị đoan, tín ngưỡng ông lên bà xuống, tín ngưỡng cúng sao giải hạn và vô vàn các tập tục làm cho ta đánh mất chính mình mà không biết cách làm chủ bản thân. Hiện tượng xin bùa phép, phát lộc trong các đình, chùa, miếu để được làm ăn phát đạt, dán tiền lên tượng Phật, Bồ Tát hoặc lấy tay xoa lên hình tượng rồi xoa vào thân mình, gọi đó là lộc của trời, Phật, Bồ Tát hay đấng bề trên.

Phật dạy về pháp lãnh đạo

Phật dạy về pháp lãnh đạo

Lời Phật dạy 18/12/2017, 09:27

Trong kinh Bổn sinh (Jàkata), đức Phật còn nêu ra mười phẩm chất cần có của một lãnh đạo quốc gia để trị vì tốt đất nước, gọi là Thập vương pháp: 1-Phải có khí độ rộng lượng, cao thượng, vì dân chúng chứ không vì bản thân; 2-Sống đạo đức và hướng dẫn dân chúng sống đạo đức; 3-Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho dân, cho nước; 4-Trung thực và liêm khiết, công bình, chính trực; 5-Nhân từ, đức độ, có hành vi, cách cư xử nhu hòa, từ ái đối với mọi người; 6-Sống thanh cao, giản dị, không thù oán, tị hiềm; 7-Thực thi bất bạo động, không làm tổn hại bất cứ ai; 8-Có lòng kiên trì, nhẫn nại; 9-Lấy lòng dân làm gốc, đưa ý dân lên h&

Ác Tỳ kheo

Ác Tỳ kheo

Lời Phật dạy 09/11/2017, 14:29

Nếu Tỳ kheo ác thành tựu chín pháp này, ghi nhớ không bỏ, thì trọn không thành đạo quả. Cho nên, này các Tỳ kheo, đối với các pháp ác nhớ nên xả bỏ. Như thế, này các Tỳ kheo, nên học điều này!

Đức Phật dạy con như thế nào?

Đức Phật dạy con như thế nào?

Lời Phật dạy 04/11/2017, 11:37

Ngài dạy: “Con phải thiền làm sao giống như đất vậy: đất không cảm thấy phiền vì bất cứ một thứ gì đổ lên nó. Vì vậy, nếu con tập thiền giống như đất, con sẽ không có cảm giác vui thích hay không vui thích về bất cứ một điều gì. Hãy tập thiền như nước, như lửa, như gió, và như không gian: Tất cả đều không cảm thấy phiền bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích. Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả”.

Ba căn lành chẳng thể cùng tận

Ba căn lành chẳng thể cùng tận

Lời Phật dạy 06/10/2017, 14:45

Người đệ tử Phật đều tin hiểu Tam bảo là ruộng phước tốt lành ở thế gian. Gieo trồng công đức, phước báo với Tam bảo là pháp tu phổ biến, là căn lành cho tất cả những người con Phật. Nên quy kính Tam bảo, phụng hành Tam bảo, nương theo ánh sáng Tam bảo soi đường là pháp tu căn bản cho người sơ cơ mới vào đạo nhưng đồng thời cũng xuyên suốt trong pháp hành của các bậc Thánh giả thú hướng Niết bàn.

Phật dạy 20 điều khó (Hết)

Phật dạy 20 điều khó (Hết)

Lời Phật dạy 30/05/2017, 13:04

Người phật tử chân chính không bao giờ sử dụng ngôn ngữ mang tính cách hại người, không gieo rắc đau khổ đến với bất cứ một ai, mà chỉ nên nói những lời có ích, chân thật mang lại an vui hạnh phúc cho mọi người. Như vậy, trong cuộc sống, không thị phi là hoàn thiện nhân cách sống của người phật tử. Vì thế, không nói lời thị phi phải quấy là một điều khó mà chúng ta ai cũng phải hoàn thiện chính mình bằng thân, miệng, ý.

Phật dạy 20 điều khó (P.2)

Phật dạy 20 điều khó (P.2)

Lời Phật dạy 29/05/2017, 12:30

Lòng ham muốn sắc dục rất mãnh liệt, vì đó là bản năng mạnh thứ hai của con người. Bản năng thứ nhất là tham sống sợ chết. Bản năng thứ hai là hưởng thụ luôn thúc bách con người tìm kiếm lạc thú; lạc thú cao nhất là ân ái nam nữ. Phật dạy: "Nếu có thêm một cái thứ hai nào hấp dẫn như sắc dục, thì chúng ta khó có thể tu đến giác ngộ, giải thoát".

Phật dạy 20 điều khó (P.1)

Phật dạy 20 điều khó (P.1)

Lời Phật dạy 28/05/2017, 08:49

Phật dạy 20 điều khó, không mang một sắc thái bi quan hay chán chường mà nhằm chỉ dạy cho chúng ta phải ý thức rằng sự sống này là phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống, trên nền tảng của nhân quả. Và chúng ta phải cố gắng, rèn luyện nhân cách, đạo đức tâm linh, để vượt lên trên những gì tầm thường của thế gian.

Mang y đẹp bị Phật rầy

Mang y đẹp bị Phật rầy

Lời Phật dạy 25/05/2017, 10:50

Ấy vậy mà xưa nay, từ Tôn giả Nan Đà cho đến không ít các tôn giả thời hiện đại vẫn chuộng cách “đắp y thật đẹp, màu sắc chói mắt, mang giày viền vàng” để trang nghiêm thân tướng. Chẳng hay điều ấy Phật không hài lòng, thậm chí còn nghiêm khắc quở trách nặng nề.

Lời Phật dạy về tình yêu thương

Lời Phật dạy về tình yêu thương

Lời Phật dạy 22/05/2017, 11:21

Bản ngã luôn mong cầu tốt hơn những gì đang xảy ra. Nó không cho ta cơ hội trọn vẹn với thực tại đang là. Vì vậy ta rơi vào phiền não khổ đau. Nhưng chỉ cần ta buông mọi ý đồ muốn tốt hơn và trở về trọn vẹn với những gì đang diễn ra, ta sẽ thấy mọi sự đều vô thường, tự nhiên đến rồi đi. Tất cả đều có lý do, tùy duyên mà sinh khởi và cũng tùy duyên mà chấm dứt bất kể ta muốn hay không.

Bài giảng đầu tiên của đức Phật

Bài giảng đầu tiên của đức Phật

Lời Phật dạy 10/05/2017, 15:36

Hôm nay ngày Đại lễ Phật Đản PL.2561 – DL.2017, cũng là ngày Lễ Vesak. Vesak là lễ hội ghi nhớ 3 sự kiện, đó là Phật Đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn. Là con cháu của Phật, xin hãy dành chút ít thời gian nhớ lại bài giảng đầu tiên của đức Phật sau khi Ngài thành đạo.

Thí ai, phước tối tôn?

Thí ai, phước tối tôn?

Lời Phật dạy 23/04/2017, 09:07

Bố thí, cúng dường để vun bồi phước đức cho tự thân và gia đình là hạnh tu phổ biến của người con Phật. Tuy nhiên, khi chưa đạt đến trình độ bố thí ba-la-mật thì suy ngẫm về việc cúng hoặc thí cái gì, cho ai để gặt hái phước quả nhiều hơn là điều nên làm. Phật tử nên bố thí với tuệ, biết rõ nhân quả của việc mình đang làm thì điều lành đã sinh có thể khiến cho nó ngày càng tăng trưởng.

Lời Phật dạy tránh xa hai cực đoan

Lời Phật dạy tránh xa hai cực đoan

Lời Phật dạy 17/04/2017, 09:13

Này các Tỳ kheo, ai tu theo đạo giác ngộ, giải thoát, cần phải có chánh trí, tránh xa hai cực đoan này, biết quay trở lại pháp tu trung đạo, làm cho thân tâm hài hòa để thành tựu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

Tứ nhiếp pháp

Tứ nhiếp pháp

Lời Phật dạy 09/04/2017, 13:15

Tứ nhiếp pháp là 4 phương pháp của Bồ tát dùng để nhiếp hóa chúng sinh. Đứng về mặt bản thân và gia đình thì Tứ Nhiếp Pháp là một tâm lý học thực tiễn đem lại hạnh phúc cho gia đình, xa hơn nữa là cho xóm giềng, xã hội đều đạt đến thân thiện.

Biết sống trong vô thường (Phần cuối)

Biết sống trong vô thường (Phần cuối)

Lời Phật dạy 24/03/2017, 08:02

Trong kinh, Phật thường nói: “Nghiệp theo ta như bóng với hình, dù trải qua trăm kiếp, ngàn đời vẫn không bao giờ bị mất, khi nào hội đủ nhân duyên thì quả báo tự nó hiện ra, không một ai cưỡng lại hay làm sai lệch được”.

7 thứ gia tài bậc Thánh

7 thứ gia tài bậc Thánh

Lời Phật dạy 23/03/2017, 14:49

Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa, hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không?

Biết sống trong vô thường (P.3)

Biết sống trong vô thường (P.3)

Lời Phật dạy 18/03/2017, 03:53

Trong kinh Kim Cang nói: “Phàm cái gì có hình tướng đều hư hoại”. Chính núi sông cũng có lớn, có nhỏ, khi lở, khi bồi, rồi thời gian, khí hậu bốn mùa thay đổi, sớm nắng, chiều mưa; mùa nắng thì cây cối ủ rủ, cằn cỗi, héo tàn; mùa mưa thì cây cối xanh tươi, nảy nở; và thời gian cứ như thế trôi qua nhanh chóng, trên thế gian này không có một thứ gì là cố định; nhưng chúng ta cứ mãi chấp chặt vào đó, cho rằng cái gì cũng thường còn vĩnh viễn, để khi mất mát thì sinh tâm tiếc nuối, khổ đau.

Tìm hiểu câu “Tất cả các pháp đều là Phật pháp”

Tìm hiểu câu “Tất cả các pháp đều là Phật pháp”

Lời Phật dạy 15/03/2017, 12:35

Đức Phật đã đem những điều mà Ngài trải nghiệm từ chính cuộc sống tu hành, nhận thức của Ngài rồi đúc kết lại chia sẻ với chúng ta. Trong kinh chúng ta tụng thường có câu: “Tất cả các pháp đều là Phật pháp”, đó là nói về giá trị giáo lý kinh điển Phật pháp phải biết đem áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

loading...