Sách Phật giáo

Tạo thói quen tốt để có cơ thể khỏe mạnh

Tạo thói quen tốt để có cơ thể khỏe mạnh

Sách Phật giáo 05/01/2017, 09:12

Đây là cuốn sách mà tôi đã đọc đến hôm nay lần thứ 5. Càng đọc càng thấy hay và rất muốn ai cũng được đọc sách này để khỏe mạnh và sống bình an, hạnh phúc. Nếu như trong bài viết trước tôi đã nhấn mạnh đến những kết luận khoa học của bác sĩ Hiromi Shinya rằng ăn uống vô cùng quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh thì trong bài viết này tôi muốn nhấn mạnh đến một góc khác: Phần lớn nguyên nhân của các căn bệnh đến từ thói quen hơn là do di truyền.

Tam Tạng Pháp Số phiên bản mới nhất và đầy đủ nhất

Tam Tạng Pháp Số phiên bản mới nhất và đầy đủ nhất

Sách Phật giáo 05/01/2017, 08:15

Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22.608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ… nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học.

Nhân tố Enzyme - cuốn sách làm tôi thật sự thay đổi

Nhân tố Enzyme - cuốn sách làm tôi thật sự thay đổi

Sách Phật giáo 26/12/2016, 10:59

Tôi tình cờ có được cuốn sách “Nhân tố Enzyme – phương thức sống lành mạnh” của tác giả Hiromi Shinya một cách tình cờ. Tôi đọc ngấu nghiến một mạch hết cuốn sách bởi được dịch giả Như Nữ khuyên rằng tôi rất nên đọc. Phải nói thật rằng, vốn là con mọt sách, mê đọc sách vô cùng, nhưng đã lâu lắm rồi tôi mới đọc được một cuốn sách thú vị và bổ ích đến thế. Cá nhân tôi rất ấn tượng với tít phụ trên bìa sách rằng đây là phương thức sống lành mạnh và lời nói đầu đặt ra vấn đề, rằng bạn có thể sống lâu mà không bệnh tật của chính tác giả.

Thiền phái Trúc Lâm trong lịch sử Thiền học Phật giáo Việt Nam

Thiền phái Trúc Lâm trong lịch sử Thiền học Phật giáo Việt Nam

Sách Phật giáo 20/12/2016, 13:06

Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ đầu thế kỷ và có thể sớm hơn, nhưng trãi qua bao cuộc thăng trầm của đất nước, nhất là hơn 1.000 năm Bắc thuộc, song, lúc nào Phật giáo Việt Nam cũng đồng hành cùng dân tộc, góp phần giữ vững bờ cõi, hòa bình, độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu, Đạo Phật trở thành mạch sống của dân tộc, ảnh hưởng không nhỏ trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội, chính trị và ngoại giao.

Chùa Bồ Đề - điểm son trong phong trào chấn hưng Phật giáo xứ Bắc

Chùa Bồ Đề - điểm son trong phong trào chấn hưng Phật giáo xứ Bắc

Sách Phật giáo 13/12/2016, 11:27

Cuối thế kỷ XIX và những thập niên đầu thế kỷ XX, một thực trạng đau lòng khiến các vị chức sắc Phật giáo, các cao tăng, những người có tâm huyết với đạo phải chú ý: Đạo Phật ngày càng mất uy tín đối với quốc dân, quần chúng quay lưng lại với Phật giáo ngày càng đông.

Đại cương về giới luật tu sĩ

Đại cương về giới luật tu sĩ

Sách Phật giáo 12/12/2016, 16:23

Khi đức Phật nhập diệt rồi, cuộc kiết tập mới bắt đầu. Cuộc kiết tập tụng lại Kinh tạng và Luật tạng. Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.

Luận Đại thừa khởi tín (Phần cuối)

Luận Đại thừa khởi tín (Phần cuối)

Sách Phật giáo 10/12/2016, 12:09

Kinh nói: Tất cả chúng sinh xưa nay luôn an trụ niết bàn. Do vì mê muội không tự giác ngộ nên một niệm ban đầu khởi tâm tìm phật liền thành chúng sinh, gọi là Nhất niệm bất giác, bắt nguồn từ Căn bản vô minh này phát sinh Chi mạt vô minh cứ thế chuyển biến liên tục không gián đoạn và không bao giờ ly niệm, tạo thành quá trình Lưu chuyển sinh tử luân hồi. Nay muốn quay về bản giác chân như không phải việc dễ dàng, cần phải trải qua vô số phương tiện y theo giáo pháp Đại thừa tinh tiến tu hành văn tư và tu tuệ chuyển hướng lưu chuyển thành hoàn diệt môn. Hơn nữa, pháp Đại thừa là bản thể của chư Phật cũng chính là tự tính của tất cả chúng sinh, nếu y v

Luận Đại thừa khởi tín (P.4)

Luận Đại thừa khởi tín (P.4)

Sách Phật giáo 07/12/2016, 11:27

Đối trị tà chấp chính xác là đối trị ngã kiến, chấp thân ngũ uẩn giả hợp là thật ngã, đây là một loại ác kiến thứ nhất cần phải phá trừ. Tất cả phàm phu không nhận biết tự tánh chư pháp là không, vọng chấp cho là có thật thể, thật dụng, đây là một loại ác kiến thứ hai cần phải đoạn trừ, nếu không đoạn trừ triệt để thì sự tu tập của phàm phu chỉ tăng thêm nhân ngã chấp.

Luận Đại thừa khởi tín (P.3)

Luận Đại thừa khởi tín (P.3)

Sách Phật giáo 06/12/2016, 13:42

Nhiễm tâm là gì? Đó chính là phiền não chướng luôn chứng ngại chân như căn bản trí. Vô minh là gì? Đó là Trí chướng hay Sở tri chướng, chướng ngại tự nhiên nghiệp trí. Tại sao? Vì nó là tâm nhiễm: Năng kiến, Năng hiện, Vọng thủ cảnh giới tất cả đều trái ngược với tự tính chân như bình đẳng. Hơn nữa, Bản thể các pháp thường tịch vắng lặng không sinh khởi các tướng vô minh bất giác, Giác và Bất giác luôn trái ngược nhau, thế nên không thể hiểu biết những cảnh giới của thế gian một cách chính xác.

Người xuất gia (Phần cuối)

Người xuất gia (Phần cuối)

Sách Phật giáo 05/12/2016, 11:24

Người xuất-gia thực đúng như kinh Pháp-Hoa đã dạy, là người bỏ nhà thế gian vào nhà của Phật, cởi áo thế gian mặc áo của Phật, bỏ chỗ thế gian ngồi chỗ của Phật. Ngồi chỗ của Phật là xác nhận "các pháp đều không" nên không thấy có gì quan trọng hết và không một việc gì không làm được. Mặc áo của Phật là vận dụng "đức tánh nhẫn nhục" nên chông gai không sờn mà thế sự không chuyển nổi. 

Người xuất gia (Phần 2)

Người xuất gia (Phần 2)

Sách Phật giáo 03/12/2016, 09:49

"Phật là cha, Pháp là mẹ. Thuận lời Phật, làm theo Pháp, ấy là hành động đúng với cha mẹ." Người Xuất-gia từ bỏ tất cả, thoát ly gia đình, lấy Phật làm cha, lấy Pháp làm mẹ, thì phải có sự sinh hoạt đúng với cha mẹ ấy. Cho nên vấn đề hành trì được coi là phần chánh, là kết quả phải có của sự lý giải và nguyên nhân cần thiết của sự chứng ngộ mà Người Xuất-gia, đúng với danh nghĩa của mình, không thể không có. 

Người xuất gia (Phần 1)

Người xuất gia (Phần 1)

Sách Phật giáo 01/12/2016, 15:36

Xuất-gia nghĩa là bỏ tất cả: Bỏ gia đình, bỏ hình đẹp, bỏ bà con, bỏ thân mạng, bỏ cả tự lợi. Đó là năm tư cách của người Xuất-gia. Mà bỏ tức giải thoát, nên bỏ năm điều trên thì đạt đến sự Giải-thoát chỉ vì chánh-pháp và vì muôn loài.

Luận Đại thừa khởi tín (P.2)

Luận Đại thừa khởi tín (P.2)

Sách Phật giáo 29/11/2016, 10:58

Tất cả chúng sinh từ xưa nay phải chịu sống chết liên tục không dứt, giai do không giác ngộ thường trụ chân tâm là thể tính sáng suốt thanh tịnh, lại nhận lầm vọng tưởng cho là chân tâm của mình, đã là vọng tưởng tất nhiên không chân thật, do đó phải chịu trầm luân sinh tử.

Luận Đại thừa khởi tín (P.1)

Luận Đại thừa khởi tín (P.1)

Sách Phật giáo 27/11/2016, 22:51

Tâm chúng sinh đầy đủ Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát. Chính vì pháp đại thừa có đủ Thể, Tướng và Dụng rộng lớn như thế nên từ xưa nay tất cả chư Phật, chư Bồ tát đều y vào pháp này tu tập và đã chứng đắc đạo quả Vô thượng đẳng chính giác.

Hòa Thượng Thích Trí Hải với hoài bão nhân gian Phật giáo

Hòa Thượng Thích Trí Hải với hoài bão nhân gian Phật giáo

Sách Phật giáo 18/11/2016, 09:11

Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một đệ tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời: “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”.  

Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm Thành tựu và Đổi mới

Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm Thành tựu và Đổi mới

Sách Phật giáo 05/11/2016, 10:19

Chú trọng đào tạo tăng tài đáp ứng đủ số lượng, chất lượng phân bổ đồng đều, để thực hiện được nhiệm vụ chiến lược đó đòi hỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải có tầm nhìn, có kế sách bài bản, đào tạo và sử dụng khuyến tấn tăng, ni dấn thân phụng sự đạo pháp

Phật giáo và khủng hoảng thế giới

Phật giáo và khủng hoảng thế giới

Sách Phật giáo 01/11/2016, 09:21

Tôi rất vinh dự được mời đọc bài diễn văn trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 12 này. Chủ đề của bài diễn văn hôm nay là “Phật giáo và khủng hoảng thế giới”. Trong khi xem lại thuật ngữ “khủng hoảng”, tôi nhớ đến một lời nói đáng ghi nhớ của Tổng thống Mỹ – John F.Kennedy trong một bài nói chuyện mà Ông trình bày ở bang Indiana vào năm 1959. 

Tư hữu phát sinh từ đâu?

Tư hữu phát sinh từ đâu?

Sách Phật giáo 31/10/2016, 16:47

Sự sống luôn có mặt đồng thời với cái chết, không có trước mà cũng không có sau. Sự sống không thể tách rời khỏi cái chết. Nơi nào có sự sống thì nơi đó có cái chết và nơi nào có cái chết thì nơi đó có sự sống. Điều này cần phải quán chiếu kỹ mới có thể hiểu được. 

loading...