Sách Phật giáo

Tăng Triệu Luận lược giải (P.1)

Tăng Triệu Luận lược giải (P.1)

Sách Phật giáo 22/03/2017, 12:48

Như chư Phật chư Tổ nói: Phật pháp là pháp bất nhị, chẳng phải do lời nói có nhiều khác biệt mà làm cho Phật pháp cũng khác biệt theo. Chúng tôi hy vọng độc giả nhờ Luận này mà ngộ nhập tự tánh, chớ nên dùng nó làm tăng thêm tri giải để thành chướng ngại cho sự chứng ngộ. 

Xây dựng hạnh phúc gia đình (Hết)

Xây dựng hạnh phúc gia đình (Hết)

Sách Phật giáo 08/03/2017, 14:31

Tri túc là biết sống an phận, biết chấp nhận những nhu cầu hiện có khiêm tốn trong khả năng tạo dựng của mình, không phung phí xa hoa dư thừa, không đua dòi theo sở thích, không chạy đua theo phong trào vật chất, biết dừng lại ở nơi cần phải dừng trong thanh bần lạc nghiệp. Người sống tri túc là người biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, biết lo cho chồng vợ con cái, dù bất cứ hoàn cảnh nào giữ gìn cho gia đình được hạnh phúc lâu dài là thỏa mãn cho tâm nguyện của mình. Những người biết sống như trên đáng được kính trọng và tôn vinh.

Xây dựng hạnh phúc gia đình (P.4)

Xây dựng hạnh phúc gia đình (P.4)

Sách Phật giáo 05/03/2017, 13:00

Thường xuyên vấn an sức khỏe cha mẹ hai bên chính là chức năng của con người hiếu hạnh và cũng là đạo nghĩa của nhân cách làm người. Con người biết tôn trọng giá trị nhân phẩm, biết sống đạo nghĩa tình người đối với cha mẹ hai bên thì không thể thiếu sót nghĩa vụ này.

Xây dựng hạnh phúc gia đình (P.1)

Xây dựng hạnh phúc gia đình (P.1)

Sách Phật giáo 01/03/2017, 15:34

Thật là bất hạnh, giới trẻ mới lớn lên khi bước chân vào đời qua cánh cửa gia đình đa số đều thất vọng chua cay, bao nhiêu lý tưởng cuộc đời đều sụp đổ trôi sông vì họ tự chuốc lấy nhiều khổ đau ngang trái hơn là gặt hái được những hạnh phúc chân thật mà họ hằng ước mơ. Phần đông giới trẻ nhìn cuộc đời thấy toàn là hoa mộng, đầy trăng sao kết thành bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần. Nhưng chúng không thấy rằng phía sau cuộc đời hoa mộng kia giăng mắc khắp nẻo đường trần đầy chông gai cay đắng.

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (Hết)

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (Hết)

Sách Phật giáo 28/02/2017, 09:17

Hạng Phàm phu muốn chứng quả Thánh thì bước đầu là phải đoạn diệt từng phần các chủng tử của phiền não hiện hành đang nương tựa, tức là trước hết biết khi nào cái tâm chấp trước tự ngã của Ý Thức thứ sáu xuất hiện mà đem cái tâm chấp trước tự ngã này ly khai và tẩy sạch. Ly khai vĩnh viễn cả sự chấp ngã hằng thâm tư lương câu sinh của Thức Mạt Na thứ bảy thì mới có thể vào nơi Thánh Vị tối sơ.

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (P.5)

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (P.5)

Sách Phật giáo 27/02/2017, 09:16

Nghiệp lực là nguyên nhân tạo thành thân thể quả báo của sinh mạng mà trong đó có năng lực dẫn đạo của nghiệp và năng lực mô hình kiểu mẫu của nghiệp, vì thế nên biết năng lực dẫn đạo của nghiệp là nguyên nhân cho việc khởi sinh mạng quả báo và năng lực mô hình kiểu mẫu là nguyên nhân cho việc thành hình thân thể quả báo, cả hai gọi chung là nghiệp lực.

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (P.4)

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (P.4)

Sách Phật giáo 26/02/2017, 09:13

Theo Duy Thức trình bày: sinh mạng của mỗi chúng sinh hữu tình khi sắp thành hình hoặc mới bắt đầu thành hình thì căn thân và khí thế giới của chính họ biến hiện cũng theo đó thể hiện, còn sinh mạng của họ khi bị chết đi thì căn thân và khí thế của chính họ biến hiện cũng bị diệt theo; khác nào một ngọn đèn dầu bị tắt lửa thì ánh sáng của nó chiếu tỏa cũng bị tắt theo, nhưng khi một con người bị chết đi, khí thế giới của họ không biết bị hoại diệt như thế nào?

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (P.3)

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (P.3)

Sách Phật giáo 25/02/2017, 10:05

Sự thành lập Pháp Tướng Duy Thức Học nhằm phủ định tất cả vạn pháp và lẽ đương nhiên sự phủ định của Pháp Tướng Duy Thức Học nếu như khảo sát lý do thì rất cụ thể không ngoài mục đích chứng minh sự thật của các pháp hữu vi và vô vi.

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (P.2)

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (P.2)

Sách Phật giáo 23/02/2017, 15:49

Sự sống của con người ai lại không biết mình có tự ngã mà tất cả dục vọng đều được phát sinh từ nơi tự ngã nói trên. Song tự ngã đây thực sự sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn theo sự chết và tính chất của nó có phải tạm thời không? Thân người mặc dù bị chết, nhưng tự ngã vẫn tồn tại mà không bao giờ bị chết và như thế tính chất của nó có phải vô cùng không? Tự ngã nếu như sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn theo sự chết thì đông đảo chúng sinh trong thời gian sống nhờ trời đất nếu kể ra độ khoảng mười năm cùng với cỏ cây khác nhau như thế nào?

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (P.1)

Khái luận về Pháp tướng Duy thức học (P.1)

Sách Phật giáo 22/02/2017, 14:48

Sao gọi là Chân Như? Chân Như nghĩa là thể tính chân thật của tất cả pháp đều như thế, phổ biến như thế, thường trụ như thế và tất cả pháp biến hóa đều nương nơi thể tính chân thật này làm thể của mình nên gọi là chân như.

Bát thức quy củ tụng (Phần cuối)

Bát thức quy củ tụng (Phần cuối)

Sách Phật giáo 21/02/2017, 12:25

Đức Phật sở dĩ không chỉ bày Thức A Đà Na nói trên cho hàng phàm phu và Nhị Thừa là nguyên do sợ hai hạng này phân biệt và chấp trước. Đức Phật sợ họ mê lầm chấp trước cho Thức A Đà Na hay Tàng Thức thứ tám là thật Ngã. Vì lý do nói trên đức Phật mới không chỉ bày Thức A Đà Na hay Tàng Thức thứ tám cho hai hạng người vừa kể. Bởi thế kinh điển của Nam tông không thấy đề cập đến Tâm Thức này nhiều. Mặc dù kinh điển của Nam tông không đề cập đến Tàng Thức thứ tám (Thức A Đà Na) một cách rõ ràng, nhưng trong đó thâm ý của Phật đôi khi cũng nói đến một cách tổng quát với hình thức khác. 

Bát thức quy củ tụng (P.3)

Bát thức quy củ tụng (P.3)

Sách Phật giáo 19/02/2017, 21:48

Ngã Tướng đây gọi là Ngoại Ngã (Cái Ngã hiện bày ra ngoài) do Kiến Phần Thức Alaya thứ tám biến hiện thành. Nhưng thật ra, Thức Mạt Na thứ bảy không thể duyên thẳng đến Thức Thể Alaya thứ tám nêu như Tâm Thức Alaya này không tác dụng thành Kiến Phần. Ngã Tướng mà Thức Mạt Na thứ bảy chấp làm Ngã chính là Tướng giả dối, gọi là Giả Tướng và cũng gọi là Giả Ngã do bởi Kiến Phần Thức Alaya thứ tám biến hiện mà thôi.

Bát thức quy củ tụng (P.2)

Bát thức quy củ tụng (P.2)

Sách Phật giáo 18/02/2017, 14:13

Thiện tính là bản tính hoàn toàn lương thiện và không có một chút nào xấu ác cả. Nói cách khác, những sự việc đều hoàn toàn mang tính chất thuần nhất theo nguyên lý chân chính, có lợi ích cho mọi người và cho mọi loài chúng sinh ở hiện tại cũng như tương lai, nên gọi là thiện.

Bát thức quy củ tụng (P.1)

Bát thức quy củ tụng (P.1)

Sách Phật giáo 17/02/2017, 01:03

Quyển “Bát thức quy củ tụng” này được dịch theo lối thoát văn, nghĩa là chỉ lấy ý tưởng của Duy Thức Học để diễn giải bằng cách cô đọng vào trong quyển sách này hơn là dịch theo văn pháp của Trung Hoa, bởi vì văn pháp cổ của Trung Hoa không giống như văn pháp của Việt Nam. Hơn nữa, cú pháp Trung Hoa trong quyển “Bát thức quy củ tụng” thì quá cô đọng, vì thế có thể trở nên tối nghĩa, khiến cho người đọc khó hiểu. Nơi bản dịch này, chúng tôi chủ trương “lấy ý hơn lấy lời”, cho nên sự giải thích trong đây nhằm soi vào những chỗ tối nghĩa; đồng thời sắp xếp lại theo chiều diễn tiến để cho ý tưởng Duy Thức Tông được phổ truyền sâu rộng.

Cư sĩ Phật giáo trong thời đại mới [*]

Cư sĩ Phật giáo trong thời đại mới [*]

Sách Phật giáo 08/02/2017, 09:13

Cư sĩ là một trong bốn chúng của đức Phật, từ gốc S., P. nam cư sĩ là upàsaka, âm Hán là ưu bà tắc, nữ cư sĩ upàsika, âm Hán là ưu bà di. Đối với người theo đạo Phật thì cư sĩ là người tu học theo Phật, đã quy y Tam bảo, giữ tròn được ngũ giới hoặc Bồ tát giới, tuy tu tại gia nhưng đã có quá trình góp phần hộ trì cho giới tăng già truyền bá giáo pháp, đem ánh sáng giải thoát đến mọi người.

loading...