Chùa Việt
Bí ẩn ngôi chùa có tượng 'thiền táng' ở Việt Nam
Theo truyền tụng dân gian, cách đây 300 năm, thiền sư đã ngồi thiền với chum nước trong am để uống. Người dặn lại với các phật tử, sau 100 ngày nếu không thấy tiếng mõ nữa thì hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thiền sư ngồi im thì cứ để như thế và lấy sơn ta bả lên người
Hà Nội: Ngôi chùa có bệ đá kép thờ Phật bằng đá xưa nhất
Chùa Thầy gồm ba toà nhà chạy song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh. Tòa ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện hay chùa Thượng
Vĩnh Phúc: Chùa Tùng Vân có pho tượng Phật bằng đá bán quý màu xanh ngọc nặng gần 20 tấn
Ngày 15.9.2011 (18/8 năm Tân Mão), chùa tổ chức lễ an vị tượng Phật ngọc nguyên khối lớn nhất. Tượng được tạc liền khối cao 2,1m, nặng 3,5 tấn từ khối đá ngọc xanh nặng gần 20 tấn
Lịch sử chùa Thiên Phước
Chùa Thiên Phước cách thành phố Hồ Chí Minh chưa đầy 200km về phía Vàm Cống, chùa nằm ở một vị trí khá đặc biệt một bên thuộc huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp, một bên thuộc huyện Chợ Mới tỉnh An Giang
Ngôi chùa có quả chuông và mõ gia trì bằng gỗ lớn nhất
Chùa có quả chuông gia trì đường kính tới 1,2m, cao 1m, và nặng khoảng 400kg, được đúc từ nửa tấn vật liệu, do nhóm thợ người Quảng Nam thực hiện
Quyển thi kệ “Kinh Pháp Cú” do nhiều tu sĩ Phật giáo cùng thực hiện
Các tác giả đã chung sức chung lòng khi thể hiện quyển thi kệ theo nét bút thư pháp. Và để thực hiện, các tác giả dùng mực Tàu viết trên giấy mỹ thuật màu vàng nhạt khổ 56cm x 80cm
Bảo tháp Ngọc Phật
Bảo tháp cao 37m, đường kính chân tháp 7m, kể cả lan can là 9,8m. Cầu thang đi lên 9 tầng tháp được thiết kế bên ngoài. Bảo tháp Ngọc Phật khánh thành vào ngày 1 và 2.9 năm Kỷ Mão. Đây là ngôi tháp đẹp, cao, thanh thoát với ngọn đuốc Chân Lý tỏa sáng huyền diệu thiên thu.
Tháp chùa Thiên Mụ - Tháp bát giác cổ cao nhất
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp bảy tầng, hình bát giác, cao 21m, xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng
Đến chùa Bà Đanh ngắm cảnh... thanh vắng!
Chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…
Ngôi chùa có bản Kinh Kim Cang thêu trên gấm
Bản Kinh có chiều dài 4,51m, rộng 0,24m, thêu 7.000 chữ Hán bằng chỉ ngũ sắc trên nền gấm; mặt có chữ màu vàng, mặt không chữ màu điều; được đặt trong một chiếc hòm gỗ trầm có khắc chạm hoa văn rất đẹp dài 29cm, rộng 10cm, cao 7,7cm
Ngôi chùa có pho tượng đức Phật A Di Đà trong chính điện cao nhất Việt Nam
Năm 1945, một Phật tử tên Võ Văn Cang hiến cúng tượng đức Phật A Di Đà bằng đồng, thờ tại Chính Điện. Đây là pho tượng đứng có chiều cao 3m, bề ngang tượng 0,84m
Chùa Phước Tường: Di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo
Chùa Phước Tường là di tích lich sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di Tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.
Khánh Hòa: Ngôi chùa trên đảo lớn nhất
Ngôi chùa ngoài chính điện chính, còn có các gian nhà phụ xung quanh với 72 pho tượng đức Phật. Và bức tượng Phật Quan Âm Nam Hải nặng 10 tấn hướng ra biển như ngọn hải đăng che chở cho ngư dân khu vực vịnh Nha Trang trước mỗi chuyến ra khơi.
Tượng 'Ngọc Quan Âm cho tình thương nhân loại' bằng ngọc thạch Nephrite *
Trên đầu Phật Bà đội mũ 6 tầng 4 mặt Phật ngọc quay ra bốn hướng mà trên đỉnh có tượng thu nhỏ của "Phật Ngọc cho hòa bình thế giới” tĩnh tọa, thể hiện truyền thuyết "Thập nhất diện quan âm”. Sau lưng Phật bà là hào quang ngọc hình lá bồ đề
Giác Lâm - ngôi chùa cổ nổi tiếng ở miền Nam
Kết cấu kiến trúc của chùa là hai nếp nhà tứ trụ bố trí theo kiểu trùng thiềm điệp ốc. Tổng các hạng mục của khu Tam Bảo gồm: chính điện, trai đường và giảng đường, bố cục trên một mặt bằng hình chữ nhật
Chùa Dàn công trình kiến trúc điêu khắc nghệ thuật đặc sắc
Chùa Dàn là công trình kiến trúc điêu khắc đặc sắc của hai thời Lê - Nguyễn với vẻ đẹp lộng lẫy cổ kính, cùng với các tài liệu cổ vật phong phú, không những là di sản văn hóa quý giá giúp cho việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo
Chùa Linh Ứng - cõi Phật giữa chốn trần gian
Sau khi leo lên hết những bậc đá trên con đường dẫn vào chùa, bước qua cổng chính, ngay trên lối vào chính điện, nằm giữa trung tâm của khoảng sân rộng với những hàng cây cảnh đẹp mắt là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Chùa cổ Thiện Khánh ở làng Bác Vọng
Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Quan Thánh, đồng thời là nơi bảo quản địa bộ, sắc phong, chúc văn... của làng. Nhiều hiện vật có giá trị hiện vẫn còn được nhà chùa lưu giữ như quả chuông đồng
Chùa Thần Quang: Tuyệt tác nghệ thuật đúc đồng
Ngày 14/9/2002, đại tượng này được rước từ cơ sở đúc đồng Ý Yên về an tọa tại chùa Non Nước (Sóc Sơn, Hà Nội). Đó là kỷ lục mới thời khoa học - kỹ thuật hiện đại. Cả hai vị đại tượng này đã trở thành huyền thoại sống, ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng mọi tăng ni, phật tử
An Phú, ngôi chùa có cặp nến cao 3,83m, nặng 2100 kg
Vào năm 2005, cũng chính Thượng tọa Thích Hiển Chơn đã phá kỷ lục do mình lập khi cho đúc một cặp nến khác: nặng khoảng 2.100kg, cao 3,83m. Trên thân cặp nến chạm trổ hình rồng