Kinh Phật
Năm tướng suy là những gì?
Thuở xưa, khi năm đức trời của Năng Thiên Đế lìa khỏi thân [và xuất hiện năm tướng suy], ngài tự biết thọ mạng sắp hết, rồi sẽ sanh xuống nhân gian và thác vào thai của một con lừa ở trong nhà của một người thợ gốm.
Kinh độ người hấp hối
Hấp hối có nghĩa là gần chết. Có nhiều từ đồng nghĩa cùng biểu đạt cho trạng thái này như đang lâm chung, thời gian cận tử, lúc sắp chết…Độ ở đây mang ý nghĩa chuyển hóa, giúp người vượt qua, giáo hóa cho người.
Kinh năm sự bố thí lớn
Phật bảo các vị Bhikṣu rằng: "Có năm loại bố thí lớn. Ta nay sẽ thuyết giảng cho các ông. Những gì là năm?
Về nguồn gốc của Bát-nhã Tâm kinh
Niềm tin Bát nhã Tâm kinh là tinh hoa của các kinh Bát-nhã Ba-la- mật-đa; và bản Bát-nhã Tâm kinh của Huyền Trang (bản T251) chỉ là một bản dịch, xuất hiện sau bản T250 (bản Hán dịch của Cưu-ma-la-thập).
Phật giảng công đức lạy Phật
Một thời, Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Thừa sự, lạy Phật có năm công đức. Những gì là năm?
Đoạn kinh văn đức Phật tán thán ngài Địa Tạng
Nếu quý vị thành tâm tán thán, chiêm ngưỡng đảnh lễ, xưng niệm danh hiệu, cúng dường, hoặc tạc đúc các hình tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát, thì vĩnh viễn sẽ không bị đọa lạc vào đường ác nữa.
Kinh Kiến Chánh
Đạo lý luân-hồi đã được Phật giảng dạy trong nhiều Kinh Luận. Kinh Kiến Chánh sau đây là một. Nội dung kinh nầy, Phật dùng nhiều bằng chứng ví dụ để chứng minh một phần đạo lý ấy.
Mười pháp bất thiện
Chúng ta có thể hiểu được thế nào là một thiện pháp khi tìm hiểu bất thiện pháp.
Nhân ít, Quả nhiều
Vua hỏi: Bạch Đại đức, các sa môn trong hàng ngũ của Đại đức bảo rằng những kẻ trọn đời làm ác nhưng đến khi lâm chung biết tưởng nghĩ đến Phật thì được sanh lên các cõi trời. Quả thật Trẫm không tin được điều đó.
Chưa từng khinh mạn là hy hữu
Pháp thoại này cho chúng ta biết thêm một công hạnh khác nữa của Trưởng giả Úc-già, là chưa từng có lần nào khởi lên ý tưởng khinh mạn các Tỳ-kheo. Từ những vị Tỳ-kheo trưởng lão (Hòa thượng), đến các vị bậc trung (Thượng tọa) cho đến các vị bậc hạ (Đại đức), tất cả đều được Trưởng giả Úc-già một lòng tôn kính.
Vì sao khi niệm Phật, trì chú nên dùng tràng hạt?
Nếu có người tay tuy cầm tràng, chẳng hay y pháp niệm, tụng danh hiệu Phật cùng thần-chú, song, thường đem theo mình, khi đi, khi ở, khi ngồi, khi nằm, dầu nói thế nào, người ấy do mang giữ hạt Bồ-đề, được phúc cũng như là niệm danh hiệu Phật và tụng thần chú không khác; nghĩa là được phúc vô-lượng.
Thiện Ác và Giải Thoát
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo: “Chúng sanh nào phụng hành mười pháp, sẽ sinh lên trời. Lại hành mười pháp sẽ sinh vào nẻo dữ. Lại hành mười pháp, nhập Niết-bàn giới".
Kinh sáu điều thiết yếu cho bà lão
Khi ấy có một bà lão nghèo khổ với lưng còng, quỳ hai gối và bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Năm uẩn và sáu trần hội họp với thân ta. Chúng đều là vì ai? Chúng từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Kính mong Thế Tôn hãy thuyết giảng cho con."
Kinh đại thừa công đức tạo tượng Phật ( Phần 2)
Người nào xét nghĩ rồi sinh tin ưa một cách sâu sắc, y các tướng tốt mà tạo tượng Phật, công đức người ấy rộng lớn vô biên, không thể tính đếm.
Kinh đại thừa công đức tạo tượng Phật ( Phần 1)
Bấy giờ, vua Ưu Đà Diên đang ở trong cung thường mang nỗi buồn, luôn luôn xúc cảm, khát ngưỡng Đức Phật, vua chẳng màng đến chánh cung, thế nữ và các cuộc vui, vua nghĩ như vầy: “Nay ta lo buồn không lâu sẽ chết! Làm sao cho ta lúc chưa bỏ mạng, được thấy Đức Phật?”
Chỉ hưởng phước cũ không tạo cái mới
Thế Tôn bảo: “Thật vậy, Đại vương, như vua đã nói, trưởng giả kia đã đoạn mất thiện căn. Song trưởng giả kia phước cũ đã hết không tạo lại cái mới.”
Nội hàm cách biên tập pháp số trong kinh Tăng Nhất A Hàm (II)
Thánh điển Phật giáo gồm đầy đủ ba tạng Kinh, Luật, Luận và mỗi bộ phái có một bộ Luận làm chủ đạo cho tư tưởng bộ phái mình. Rất nhiều ngộ nhận vẫn cho rằng Kinh, Luật và Luận là ba tạng riêng biệt được hình thành từ sau Đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên.
Nội hàm cách biên tập pháp số trong kinh Tăng Nhất A Hàm (I)
Đại hội kết tập kinh điển đầu tiên được tổ chức vào mùa Hạ, khoảng ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, nhằm kết tập lại những lời dạy suốt 45 năm hằng dương Chánh pháp của Đức Thế Tôn.
Tổng quan về Kinh Pháp Hoa
Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại thừa, được các học giả phương Tây cho là một trong hai mươi Thánh thư phương Đông. Sự nghiên cứu về mặt lịch sử ra đời, cũng như khái quát bố cục nội dung kinh là điều cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu kinh Pháp Hoa.
Bộ tranh trong Kinh Hoa Nghiêm do tổ Nguyên Uẩn hoạ
Tổ Nguyên Uẩn sinh năm 1864, ở thôn Tri Chỉ, xã Tri Trung, hiện nay cùng huyện Phú Xuyên, gia đình công nghệ, họ Nguyễn. Thuở nhỏ tên là Nguyễn Chí Nhu, xuất gia năm Bính Tý (1876), thầy nghiệp sư là tổ An Lạc, vị tổ thứ ba tổ đình Đa Bảo, thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, nay thuộc huyện Phú Xuyên.