Kiến thức
Thành công hay thất bại dựa vào sự quyết định mang tính trí tuệ và từ bi
Có những việc quan trọng có sức ảnh hưởng lớn, ta không đủ sáng suốt và trí tuệ để quyết định thì hãy nương theo ánh sáng trí tuệ của đức Phật, lấy lời dạy của đức Phật và những vị có đạo đức trí tuệ định hướng cho ta. Những quyết định mang tính trí tuệ từ bi thì không bao giờ sai lệch.
Tâm hạnh người tu
Tâm hạnh người tu, nói cho rõ là tâm hạnh của Phật tử, hay tâm của Phật và hạnh của Bồ-tát. Chúng ta nói về tâm của Phật và đệ tử Phật. Phật dạy Ngài trải qua vô lượng kiếp tu, nhưng chủ yếu tu cho được tâm Phật mới thành Phật.
Nếu không còn “cái tôi” thì chuyện gì cũng có thể nhẫn nại, cam chịu được
Pháp môn quan trọng nhất của người tu hành là pháp nhẫn nại. Khi gặp hoàn cảnh chẳng được như ý thì phải ráng nhẫn nại, nhường nhịn, đừng tranh giành với ai cả. Nếu không thể nhẫn nại được, cứ thường nóng giận bực dọc, thì tất cả công đức khổ nhọc để tu hành sẽ bị tiêu tan.
Tới được chân linh thỉnh Phật, Bồ-tát hiện thân độ đời
Muốn tìm tới chân linh của mình phải phá cho được ngũ uẩn và phiền não thì chân linh mới hiện ra. Ngũ uẩn khởi đầu bằng sắc uẩn phá được thì thọ theo đó mất, thọ mất thì tưởng cũng hết.
Ông không lao động sao lại đòi ăn?
Này Bà la môn: Lòng tin là hạt giống, khổ hạnh là mưa móc, trí tuệ đối với ta là cày và ách mang, tàm quý là cán cày, ý căn là dây cột, chánh niệm đối với ta là lưỡi cày, gậy đâm… đưa ta tiến dần đến, an ổn khỏi ách nạn, đi đến không trở lui, chỗ ta đi không sầu.
Nhẫn ba la mật
Nếu lòng ta tràn ngập chất liệu hiểu biết và thương yêu, thì ta có thể ôm lấy tất cả mà không bị đau khổ. Cho dù có người nói hoặc làm điều gì xấu ác với ta, ta cũng không đau khổ, than trách, thù hận họ bởi vì ta có khả năng thương yêu, tha thứ và bao dung lớn trong lòng.
Như thị có nghĩa là gì?
Như thị nghĩa là Như vậy. Pháp như thị là Pháp như vậy, đừng xen cảm nhận chủ quan vào, đừng lấy thái độ làm nhận thức.
Trụ Định: Hành trang tối thiểu của người tu
Người tu Bổn môn Pháp Hoa đi tìm cái gốc, tức xem Phật Niết bàn về đâu và Ngài đang ở đâu, để chúng ta cũng trở về được thế giới vĩnh hằng của Phật.
Thiền tỉnh thức với vô ngã
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong những khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Mỹ và nhiều nước khác.
Lợi ích của việc phóng sinh
Những con cá đó lẽ ra nó đã trở thành món ăn trong một vài ngày tới. Nhưng ta đã cứu và thả nó về với môi trường tự do của nó. Việc ta giải phóng chúng sinh để những chúng sinh đó được bình an, hạnh phúc, tự do. Điều đó sẽ trở thành nhân quả trở lại cho cuộc đời ta.
Bốn nỗi khổ lớn của đời người
Cuộc đời là do chính bạn quyết định, con đường là do chính bạn đi. Nếu không biết đứng dậy thì cũng đừng hy vọng đi cho tốt quãng đời phía trước vốn đầy hứa hẹn. Cho nên, dù trong nghịch cảnh nào, mong bạn vẫn đứng vững, mà vượt qua cuộc đời vốn chưa từng yên ắng bao giờ.
Thường hành chánh niệm
Chánh niệm có thể giúp chúng ta đối mặt và giải quyết những căng thẳng, lo âu, đau đớn và bệnh tật. Chánh niệm nên được coi là nguồn sống của sự tỉnh thức trong mọi hoạt động hằng ngày, là cách mà ta nhận chân được sự nhiệm mầu trong từng khoảnh khắc.
Nhẫn nhục là biết trả cho hết nghiệp
Không ai trong chúng ta lại không từng gây nghiệp. Có nhiều nghiệp, chúng ta đã tạo nên trong vô lượng kiếp quá khứ nên bây giờ phải có sức mạnh chịu đựng, trả cho hết những nghiệp ấy.
Tái sanh làm người - dễ hay khó
Dưới tuệ nhãn của Phật, thì con người phải sống lương thiện, tập theo 5 điều đạo đức: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không gian dối, không say sưa nghiện ngập thì mới có hi vọng tiếp tục được tái sanh làm người.
Chánh niệm tỉnh giác liễu tri khổ, đoạn tận khổ
Đức Phật dạy chỉ có sự khổ mà ta đang kinh nghiệm, đối mặt ngay khoảnh khắc hiện tại mới có thể diệt trừ được mà thôi. Đối với sự khổ đã qua, ta không thể làm gì được cả và sự khổ trong tương lai thì chưa xảy ra.
Làm thế nào để sự giàu có được bền bỉ, lâu dài?
Có người giàu kéo dài đến tận đời con, đời cháu; có người chỉ giàu trong chốc lát vài năm hoặc vài chục năm rồi sụp đổ.
Sát sinh và quả báo theo góc nhìn đạo Phật
Theo nhân quả, việc sát sinh sẽ mang đến khổ đau lâu dài không chỉ đời này mà còn trong nhiều đời sau. Đức Phật đã đưa sát sinh là giới cấm thứ nhất trong 5 giới của Phật tử tại gia.
Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả
Phật dạy chúng ta trong Tịnh Nghiệp tam phước có một câu – “Thâm tín nhân quả” – Cái nhân quả này không phải là nhân quả thông thường.
Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát chứng pháp Không, bứt phá sức hút của Nhà lửa
Ngài Huệ Tư thụ đắc pháp Nhứt tâm tam quán, tập trung tư tưởng thành nhứt tâm và đi vào thế giới Không, ngài quán thấy sự vật trên cuộc đời là giả hợp.
Tại sao đương tình duyên trắc trở?
Đời này sở dĩ con gặp nhiều bất hạnh trắc trở như thế, đầu tiên là DO CON QUÁ CHÚ TRỌNG ĐẾN TRANG ĐIỂM! Bởi con luôn trau chuốt nhan sắc cho xinh đẹp, y phục lúc nào cũng phải đúng mốt, còn ưa thích mặc những trang phục khêu gợi, hở hang…