Sách Phật giáo
Đưa ánh sáng chính pháp đến với các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên
Đề cập đến việc hoằng pháp người ta thường nghĩ đến các tăng ni và đó là chuyện đương nhiên. Người tu sĩ giảng đạo có sự thuận tiện là hình thức đầu tròn áo vuông, thực tu và thực chứng, tín đồ nghe quý thầy cô giảng thì họ dễ tin hơn là cư sĩ.
Thực trạng, cách thức hành đạo, hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa
Giáo hội cần phải có kết hoạch hoằng pháp hàng tháng, hàng năm. Có văn bản đề nghị chính quyền các cấp tạo điều kiện giúp đỡ những nơi có chùa mà chưa có sư trụ trì, những nơi địa bàn rộng nhưng chưa có chùa, ưu tiên vùng sâu, cách xa trung tâm, bà con dân tộc, xem xét địa điểm thuận lợi, vân tập bà con phật tử đến nghe thuyết giảng định kỳ, làm lễ Quy y Tam Bảo...
Quan điểm giáo dục của Phật giáo
Giáo dục nói chung là môt loại hình sản xuất đặc biệt trong các loại hình sản xuất xã hội, bởi vì, “nguyên liệu” đầu vào của nó là con người, quy trình sản xuất của nó kéo dài trong cả một đời người, công nghệ sản xuất rất đặc biệt (tính ổn định rất tương đối, môi trường sản xuất đa dạng, công cụ sản xuất là con người/thầy giáo…), và sản phẩm làm ra cũng chính là con người. Có thể nói, giáo dục đã tạo ra - và gương mặt của nó cũng là biểu hiện rõ nét nhất - nền văn hoá văn minh của mỗi quốc gia, xứ sở.
Tham luận của HT.Thích Huệ Minh - Ban Nghi lễ T.Ư
Nhìn về chặng đường 36 năm trước, khi nước nhà mới giành được độc lập thống nhất Tổ quốc, ở giai đoạn đầu việc đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng chư vị tiền bối đã ngồi chung lại với nhau giữa lòng thủ đô nước Việt để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội thuở ban đầu ấy có 7 Ban trung ương, trong đó có Ban Nghi lễ. Đây là niềm vinh dự lớn của người làm công tác kế thừa nghi lễ.
Một số kiến nghị góp phần phát triển niềm tin đúng đắn, tích cực cho tín đồ Phật giáo Việt Nam
Bài viết này dựa trên thực trạng về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo (nghiên cứu trên thành phố Hồ Chí Minh) đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc củng cố và phát triển niềm tin tôn giáo đúng đắn, tích cực cho tín đồ Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay.
Đào tạo thế hệ kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa là nền tảng phát triển Giáo hội phật giáo Việt Nam
Có thể khẳng định rằng Phật giáo đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú của dân tộc, với nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị như kiến trúc, điêu khắc tượng thờ, đồ thờ cúng… Di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc trưng giản dị và gần gũi.
Quản lý và hoạt động tăng sự trong công tác tổ chức của Giáo hội
Hai nghìn năm Phật giáo du nhập trên đất nước Việt Nam, đạo Phật đã trở thành một tôn giáo lớn của dân tộc. Với truyền thống Hộ quốc - An dân, Phật giáo và dân tộc như một thực thể không thể tách rời luôn luôn hòa quyện như nước với sữa, và đã trở thành một nét đẹp văn hóa, đạo đức trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời đã trải qua 1/3 thế kỷ, tuy không dài do với 2000 năm Phật giáo. Song Giáo hội đã luôn nỗ lực kế thừa, phát huy có chọn lọc những tinh hoa để xây dựng và phát triển làm chỗ quy tụ cho tất cả các tổ chức, hệ phái, các thành viên tăng ni, phật tử sinh hoạt trên nguyên tắc thống nhất ý chí và hành động, thống nhất tổ chức v
Những thành tựu, thời cơ và giải pháp để phát triển bền vững tổ chức Giáo hội
Tham luận là ước mơ, là tâm tư, là nguyện vọng được giãi bày đến với tất cả những người con Phật có lòng ưu tư với tiền đồ phát triển của ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Mong muốn và nỗ lực làm cho đạo Phật phát triển cũng chính là đóng góp cho đất nước phát triển, cho đời sống được an lạc và cho sự phát triển bền vững của xã hội ở tương lai. Đất nước phát triển, đạo pháp trường tồn, đời sống văn hóa tinh thần tâm linh của xã hội và nhân dân được bền vững. Đó cũng chính là mục tiêu chung của công cuộc xây dựng, kiến thiết quốc gia, đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Kỷ cương là nền tảng cho sự phát triển bền vững Giáo hội PGVN
Bản chất của Phật giáo là nền giáo dục hoàn thiện đưa con người đến giác ngộ giải thoát, tinh thần tự giác là thuộc tính quan trọng của đạo Phật, nó là yếu tố phát khởi đầu tiên của một người xuất gia tu hành và luôn đi đầu mọi sinh hoạt của tăng ni, phật tử.
Phát triển bền vững GHPGVN hiện nay - Vấn đề và suy nghĩ
Công đức lớn lao của những vị này đối với đất nước ta đã được lịch sử chứng minh. Điều mà chúng tôi muốn nói là nền giáo dục Phật giáo Việt Nam, chắc chắn có điểm ưu việt của nó, nên mới bồi dưỡng được rất nhiều nhân tài kiệt xuất cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam chúng ta. Nhằm chào mừng ngày Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022, bài tham luận này, chúng tôi trình bày một số vấn đề mang tính phổ quát của Phật giáo Việt Nam hiện nay, nhất là những vấn đề liên quan đến giáo dục Phật giáo.
Làm thế nào để giúp giới trẻ đến với Phật giáo?
Đặc biệt, Ban Hướng dẫn Phật tử trong 10 năm gần đây, đã mở rộng các khóa tu mùa hè dành cho các em thanh thiếu niên, giúp cho các em sống có nhận thức, có niềm tin, có kỹ năng, có định hướng, ổn định về tâm lý, thấy được giá trị của cuộc sống, đem lại niềm tin vững chắc cho các bậc phụ huynh, tin tưởng vào giá trị cao quý của giáo lý đạo Phật. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng một số vấn đề trong việc hướng dẫn phật tử trẻ.
Sức sống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời hội nhập
Các nhà hoằng pháp cần truyền bá tinh thần bảo tồn văn hóa trong kiến trúc và mỹ thuật, đậm bản sắc Việt Nam. Phong cách thờ phượng, tượng và tranh ảnh Phật phải mang bản sắc Việt. Nghi thức tụng niệm, bảng biển, câu đối trong các chùa phải thuần Việt. Tránh tình trạng mặc cảm hóa văn hóa dân tộc và tự ti dân tộc.
Sức bật của Giáo hội "Nâng tầm cao mới, sải cánh vươn xa"
Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2000 năm tồn tại và phát triển trên quê hương đất Việt, Phật giáo Việt Nam từ thời du nhập đến nay đã bám rễ sâu trong lòng người dân Việt. Sự phát triển của Phật giáo luôn gắn liền với vận mệnh của non sông đất nước qua các thời kỳ lịch sử, đồng hành cùng với dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước trên tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”.
Phật giáo Việt Nam với vấn đề môi trường bảo vệ môi trường
Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của muôn loài. Cho nên trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành cùng chính quyền các cấp trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân cư.
Hội Phật tử VN tại Séc: Thực trạng phát triển và những giải pháp
Qua 10 năm hình thành và phát triển, tuy có những lúc khó khăn, chật vật, nhưng cho đến nay, Hội PTVN tại CH Séc vẫn giữ vững vai trò tiên phong trong sự nghiệp xiển dương Phật pháp tại châu Âu.
Tham luận của Phật giáo Nam tông Khmer
Nhờ sự quan tâm tạo điều kiện của chánh quyền, MTTQVN các cấp nên hoạt động phật sự có nhiều thuận lợi. Việc giữ gìn duy trì tiếng nói chữ viết, phong tục tập quán tốt đẹp của giới sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer luôn được phát huy. Những ngôi chùa đều thực hiện các lễ theo Phật giáo Nam truyền như: Phật Định, Phật Đản, nhập Hạ, ra Hạ, dâng y Kathina; Phật giáo kết hợp với dân tộc như: Chol Chnăm Tmây, Sene Đôn Ta, Ok Om Bok, đua ghe Ngo, đua bò (An Giang) đều đem lại sự hoan hỷ, đoàn kết, trật tự trị an được tốt đẹp.
Hoằng pháp là sứ mệnh
Hướng đến Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần VIII, các Ban Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự các tỉnh thành đã tiến hành tổng kết hoạt động phật sự, trên cơ sở này Giáo hội sẽ đưa ra phương hướng, chương trình hoạt động phật sự phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của Giáo hội trong thời gian tới.
Cần có hướng quản lý mới trong việc bảo tồn di sản văn hóa PGVN
Bảo tồn văn hóa Phật giáo là một vấn đề cần nhận diện lại và nhận thức đúng, bởi đó không chỉ là di sản của Phật giáo, mà là một thành tố trong chỉnh thể văn hóa dân tộc.