Sách Phật giáo
Mô hình của Liên tông Tịnh độ Non Bồng trong công tác trồng rừng, bảo vệ môi trường
Đạo Phật đã và đang thực hiện nhiệm vụ của chính mình trong việc giảm thiểu đến mức thấp nhất trong việc nóng lên toàn cầu và bảo vệ môi trường sống, bằng cách thể hiện sống động các ngôi tùng lâm tự viện đều gắn liền với môi trường xanh hoặc một khoảng rừng thiền thật lớn, có những nơi hiện đang trồng và bảo vệ từ vài trăm ha đến hơn 1000 ha.
Phật hoàng Trần Nhân Tông và những giá trị siêu việt
Về đạo đức cán bộ, phục vụ nhân dân và đất nước, nên học tập tinh thần của ngài “xem ngai vàng như dép rách”, hay thực hiện tư tưởng “cán bộ là công bộc của dân” (Hồ Chí Minh), xem chức quyền là cơ duyên để phục vụ đất nước và nhân dân, là nhân duyên để mình thực hiện tinh thần đoàn kết, hòa giải và hòa hợp dân tộc. Noi gương ngài lấy đức trị để “trị quốc an dân”. Với tinh thần từ bi, vô ngã vị tha của đạo Phật, làm được những điều như vậy là báo đáp thâm ơn với Phật hoàng Trần Nhân Tông và chúng ta đã “tu nhân tích phúc”.
Qua sự truyền ngôi của vua Trần Nhân Tông, nghĩ về phái Thiền nhập thế
Qua buổi lễ truyền ngôi báu cho con của vua Trần Nhân Tông mà soạn giả Nguyễn Nhân đề cập trong cuốn sách “Đức vua Trần Nhân Tông dạy con trị nước và tín ngưỡng Phật giáo.”(Do NXB Hồng Đức ấn hành - 2017), chúng tôi thấy đây là một tư liệu quý nói về việc giữ nước và tín ngưỡng của Phật giáo thời Trần cách đây trên 700 năm. Hôm nay nhìn lại, ta vẫn không khỏi kinh ngạc về bản lĩnh trí tuệ viên dung giữa đời và đạo của cha ông ta trong việc dựng nước và giữ nước.
Phương cách phát triển Phật học viện và Viện NC Phật học Nguyên Thiều
Phật học viện Nguyên Thiều không chỉ dừng lại chỉ là một Trường Trung cấp Phật học mà phát triển và tạo điều kiện cho tăng ni sinh tu học tiếp các giai đoạn Cao đẳng, Đại học Phật giáo, sau Đại học, Viện Nghiên cứu dịch thuật và phát hành các đặc san, sách, ấn phẩm Phật giáo,…Về pháp môn tu tập, cần có người chuyên sâu các lĩnh vực Thiền Nguyên thủy, Tổ sư Thiền, Tịnh Độ tông, các trường phái Nhật Bản, Trung Hoa, và Mật tông để truyền trao và thực hành tại tu viện Nguyên Thiều để mọi người thấm nhuần pháp lạc, hương vị giải thoát.
Vài suy nghĩ về Đại Tạng Kinh Việt Nam
Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII sắp diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào tháng 11/2017 với chủ đề “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”. Đây là tín hiệu, là niềm vui của tất cả Phật giáo đồ khắp cả nước vì một lần nữa tổ chức Giáo hội khẳng định sự phát triển bền vững trong sự nghiệp xương minh Phật pháp và đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam kính cầu chúc Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc với trí tuệ tập thể lèo lái con thuyền Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành công tốt đẹp.
Đọc “Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế” của HT.Thích Tín Nghĩa
Một dân tộc muốn tiến lên, muốn hùng cường phải đọc và thường xuyên ôn lại lịch sử để thấy những cái bi, cái hùng của tổ tiên. Không hiểu biết gì về lịch sử thì giống như một người ngoại quốc, một khách lạ sống trên chính quê hương mình.
Công tác xã hội hóa từ thiện nhân đạo của Phật giáo Hà Nội Nhiệm kỳ (2012-2017)
Điều quan trọng là người làm công tác từ thiện, nhân đạo không chỉ tài vật cứu trợ đến tận tay những người kém may mắn mà còn là động lực tiếp sức để họ vượt qua mọi khó khăn trắc trở. Cũng chính vì vậy mà khi nhắc đến đạo Phật, người dân thường có ngay trong lòng hình ảnh con người của Phật “Từ bi, trí tuệ”, luôn gắn liền giữa đạo pháp và dân tộc.
Những giải pháp góp phần phát triển bền vững GHPGVN
Trong xu thế hội nhập sâu rộng với thế giới, chúng ta phải vừa tiếp thu cái hay cái đẹp, vừa giữ được bản sắc 4.000 năm văn hiến của dân tộc; phát huy truyền thống 2.000 lịch sử Phật giáo Việt Nam, vừa góp phần vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, đem lại niềm tin và an lạc cho mọi người.
Truyền thông Phật giáo - hoằng pháp, tiếp nhận và phản biện
Vì thế giới ảo của truyền thông đã đi vào cuộc sống thường ngày và ảnh hưởng toàn diện đến nhân loại. Phật giáo cũng nằm trong dòng xoáy của truyền thông ấy. Trong “Ngũ minh pháp” của nhà Phật có nói đến công xảo minh, tức là việc sử dụng đúng những thành tựu công nghệ tiên tiến của nhân loại. Chúng ta sử dụng công cụ truyền thông thế nào và đối xử với thông tin ra sao để có được những hiệu quả tốt nhất trong đời sống, trong đạo pháp? Tham luận này sẽ nói về vấn đề truyền thông Phật giáo - ở các góc độ công năng là: hoằng pháp, tiếp nhận và phản biện.
Quản lý tăng ni, tự viện trong thời đại 4.0
Hiện nay, cả nước có 4 Học viện Phật giáo, 08 lớp Cao đẳng Phật học; 32 Trường Trung cấp Phật học và rất nhiều lớp Sơ cấp Phật học tại các tỉnh thành trên toàn quốc. Không thể phủ nhận Ban Giáo dục Tăng Ni đã đào tạo nhiều thế hệ tăng ni có trình độ Phật học và thế học, góp phần không nhỏ vào việc phát triển GHPGVN và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Thuận lợi, khó khăn của GHPGVN trên con đường hội nhập, phát triển
Pháp Lục hòa này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Giáo hội các cấp, cũng như trong tăng đoàn và các đạo tràng. Nguyên nhân của mọi đau khổ, xích mích hay tranh đấu vì danh lợi hay vì chùa chiền đều do không tôn trọng, không thực hành Pháp Lục hòa mà đức Phật đã trao. GHPGVN cũng có được sức mạnh này trong mọi hoạt động của mình. Đây là thuận lợi quyết định sự sống còn trong nội bộ của Giáo hội.
Giáo hội Trúc Lâm đời Trần: Gương sáng cho sự hòa hợp, phát triển của GHPGVN
Với truyền thống lịch sử như vậy, đạo Phật Việt Nam đã thực sự hòa mình với dân tộc để trở thành một tôn giáo của dân tộc; yêu nước, yêu quê hương đồng bào, suốt dòng lịch sử dựng nước và giữ nước từ nghìn xưa, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Suy nghĩ về công tác giáo dục và đào tạo tăng ni sinh hệ Trung cấp Phật giáo
Trong quá trình phát triển, giáo dục Phật giáo đã đạt được những thành tựu khả quan về số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và dễ dàng nhận thấy rõ nhất là cung cấp nguồn nhân lực cho Giáo hội Trung ương, và địa phương trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về giáo dục tăng ni vẫn còn có những khó khăn như là một thực trạng mà cần có định hướng giải pháp cho từng cấp đào tạo. Thiết nghĩ, hệ Trung cấp Phật học là hệ đào tạo nền tảng cơ bản nhất trong các hệ đào tạo, do đó, bài viết này chỉ tập trung trình bày về công tác giáo dục và đào tạo tăng ni sinh hệ Trung cấp Phật học: Hiện trạng và giải p
Phụng sự và hoằng hóa tinh thần Phật giáo tại cực Nam Tổ quốc
BTS GHPGVN tỉnh Cà Mau cơ bản đã hoàn thành các hoạt động phật sự của khóa VI, nhiệm kỳ 2012-2017, từ sự quan tâm giúp đỡ của TƯ Giáo hội, chính quyền. Từ đây, phát huy tính trách nhiệm, tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết tôn giáo, đồng tâm hiệp lực, vận dụng trí huệ tập thể, sự đồng tình ủng hộ của các hệ phái, tự viện, tăng ni và tín đồ.
Phát huy tinh thần hộ quốc an dân
Trên cơ sở phát huy truyền thống “Phụng đạo yêu nước” và nguyên tắc “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức”, từ đó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo và kết hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tăng ni, Ban Hộ tự các chùa trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hoạt động phật sự trên nhiều lĩnh vực. Nhờ vậy, mọi hoạt động phật sự đều đảm bảo đúng quy định pháp luật của Nhà nước và Hiến chương của Giáo hội, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong khi thực hiện các công tác ở các cấp cơ sở, tạo được niềm tin trong các tầng lớp nhân dân, tín đồ trong nhiệm kỳ vừa qua.