Sách Phật giáo

Chú giải kinh Nhân Quả Ba Đời (Phần cuối)

Chú giải kinh Nhân Quả Ba Đời (Phần cuối)

Sách Phật giáo 06/05/2017, 11:00

Con người dù nghèo nhưng biết tu nhân tích đức, tin sâu nhân quả thì cuộc sống vẫn giá trị và quý báu hơn vì có thể đóng góp nhiều lợi ích cho nhân loại.

Chú giải kinh Nhân Quả Ba Đời (P.2)

Chú giải kinh Nhân Quả Ba Đời (P.2)

Sách Phật giáo 05/05/2017, 10:57

Người có lòng từ không bao giờ dám sát sinh, hại vật mà còn hay giúp người, cứu vật; do vậy hiện đời phước báu đông đủ, cháu con đầy nhà mà vẫn sống an vui, hạnh phúc. Người xuất gia nếu tu hành chân chính và giáo hóa rộng rãi không biết mệt mỏi, nhàm chán thì có đông vô số đệ tử bốn chúng cùng tu.

Chú giải kinh Nhân Quả Phước Đức (P.2)

Chú giải kinh Nhân Quả Phước Đức (P.2)

Sách Phật giáo 04/05/2017, 14:16

Muốn hiểu biết được bản chất của cuộc đời, ta phải siêng năng học hỏi, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, để sau khi khôn lớn trưởng thành ta biết vận dụng việc học của mình mà làm tròn trách nhiệm đối với gia đình, dấn thân phục vụ tốt cho xã hội. Sau khi đã hiểu biết về kiến thức, ta bắt đầu giai đoạn tiếp theo là chọn ngành nghề để làm việc. Có nhiều nghề đem lại lợi ích cho tha nhân mà không làm tổn hại cho ai, như nghề thầy giáo, nghề chữa bệnh, nghề gieo trồng sản xuất và giáo dục tâm linh để hoàn thiện nhân cách đạo đức, giúp mọi người tự tin chính mình và tin sâu nhân quả.

Chú giải kinh Nhân Quả Phước Đức (P.1)

Chú giải kinh Nhân Quả Phước Đức (P.1)

Sách Phật giáo 30/04/2017, 11:11

Biết ơn và đền ơn là giáo lý nền tảng của người phật tử chân chính, khi thọ ơn ai dù là một việc nhỏ cũng không bao giờ quên. Người thế gian gọi đó là người tốt, người sống có tình có nghĩa, ngược lại khi thọ ơn ai mà vờ làm lơ có khi còn đối xử tệ bạc với người ơn của mình nữa, thế gian gọi đó là kẻ tiểu nhân, là người vong ơn bội nghĩa.

Chú giải kinh Nhân Quả Ba Đời (P.1)

Chú giải kinh Nhân Quả Ba Đời (P.1)

Sách Phật giáo 25/04/2017, 15:54

Nhân quả lúc nào cũng công bằng, không thiên vị bất cứ một ai, hễ gieo nhân thì được quả. Tăng ni là những người xuất gia trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh nên đời sống tu hành nhờ vào lòng hảo tâm của đàn na tín thí. Bốn món cúng dường thức ăn, y phục, ngọa cụ, thuốc men là việc làm cần thiết để giúp tăng ni yên tâm tu học mau thành Phật đạo để độ khắp nhân gian.

Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (P.1)

Nền tảng đạo Phật và học thuyết Tây Phương Cực Lạc (P.1)

Sách Phật giáo 25/04/2017, 14:21

Khi kinh Phật được phát triển lan rộng đến các nước thì tùy theo phong tục của nước đó mà kinh Phật có sự thay đổi về ngôn ngữ và kinh nào vẫn giữ được bản chất chân lý bốn sự thật Tứ diệu đế thì coi như kinh đó là kinh sống đáng được mọi người tin và tu theo. Văn-tư-tu là ba dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của người tu, kinh Phật chân chính đều dựa trên nền tảng nhân quả hãy tự mình thắp đuốc lên với ánh sáng trí tuệ của chính mình, thắp lên với chính pháp, ta là chủ nhân của bao điều họa phúc. Còn học thuyết nào chỉ cho con người hướng ra bên ngoài, cầu bên ngoài với tư tưởng ỷ lại và nhờ vả thì đó là kinh ngụy tạo hư dối.

Thiền là sự sống của con người (P.2)

Thiền là sự sống của con người (P.2)

Sách Phật giáo 19/04/2017, 16:18

Chủ trương của Thiền là khai sáng trí tuệ, phục hưng lại con người tâm linh của bản thân mà ta đã lãng quên từ lâu vì bị phiền não tham-sân-si che lấp do chấp thân tâm này làm ngã. Chính nơi thân chúng ta đã có sẵn con người chân thật, đó là Phật tính sáng suốt nương nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý. Con người thật của mình không phải do Phật cho hay do một đấng thần linh, thượng đế nào tạo nên. Chính tâm Phật là cái có sẵn nơi chúng ta, một phút giây vắng nó thân này sẽ ngừng hoạt động và chuyển sang đời khác. Ví như gió không có hình tướng cụ thể nhưng thấy lá cây động, thân người mát ta mới cảm nhận có gió,

Nghiệp và thấy biết sai lầm (Phần cuối)

Nghiệp và thấy biết sai lầm (Phần cuối)

Sách Phật giáo 14/04/2017, 10:46

Sự thật, muôn loài, muôn vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, không có một vật nào chỉ do một nhân mà hình thành. Tất cả đều phải trải qua tiến trình diễn biến của nhân quả. Cho nên, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không”. Không có cái gì chỉ do một nhân mà thành được, nếu có ai nói một nhân mà thành, thì người ấy chưa hiểu thấu lý nhân duyên quả.

Lột xác (Phần cuối)

Lột xác (Phần cuối)

Sách Phật giáo 12/04/2017, 16:05

Lột xác ở đây chủ yếu là thay đổi tâm thức chuyển mê thành ngộ để sống với tâm Phật thanh tịnh, sáng suốt và có cách nhìn thông thoáng hơn, cảm thông và tha thứ, bao dung và độ lượng, giúp đỡ và sẻ chia, hiểu biết và thương yêu, dấn thân và phục vụ, lợi ích vì mọi người.

Lột xác (P.2)

Lột xác (P.2)

Sách Phật giáo 05/04/2017, 15:58

Con người từ khi mở mắt chào đời là đã chịu sự chi phối của nghiệp nhân quá khứ, dần dần lớn khôn có sự hiểu biết, bắt đầu chúng ta huân tập nghiệp mới, cái gì ta tập lâu ngày thì trở thành thói quen. Nếu ta biết sống thân cận gần gũi và lắng nghe những lời chỉ dạy của các bậc hiền Thánh, luôn làm những điều hay lẽ phải thì lâu ngày ta trở thành người tốt, để đóng góp phục vụ cho gia đình và xã hội. Ngược lại nếu ta thường xuyên sống gần gũi những người xấu ác, thì lâu ngày ta sẽ bị tiêm nhiễm các thói hư tật xấu, làm cho nhân cách và phẩm chất đạo đức của ta trở nên tối tăm mờ mịt, tự mình chuốc lấy khổ đau.

Nhân quả và số phận con người (P.1)

Nhân quả và số phận con người (P.1)

Sách Phật giáo 05/04/2017, 14:13

Mọi việc trên đời này không phải ngẫu nhiên mà có mối quan hệ nhân quả xa gần của nó. Nếu ai quan niệm rằng cuộc sống trong thế gian này là có định mệnh, số mệnh, do một đấng quyền năng ban phước giáng họa giàu nghèo đều có số thì con người sẽ sinh ra ỷ lại và vô trách nhiệm đối với hành động của mình. Nếu ai cho rằng mọi việc đều ngẫu nhiên hoặc chấp nhận số phận đã an bài thì người giàu sẽ ỷ lại, người nghèo sẽ không cố gắng rồi đổ thừa cho trời đất, cả hai đều rơi vào cực đoan dễ gây ra khổ đau cho người khác. Thật ra, mọi việc trên đời này nên hư, thành bại, tốt xấu, đúng sai đều do nhân quả nghiệp báo chiêu cảm.

Nghiệp và thấy biết sai lầm (P.4)

Nghiệp và thấy biết sai lầm (P.4)

Sách Phật giáo 04/04/2017, 10:45

Việc đọc tụng kinh Phật không phải để trả bài, tính điểm với Phật, mà mục đích là để nâng cao trình độ nhận thức, thấy biết rõ ràng, chính xác cái nào là thật, cái nào là giả, cái nào là tốt, cái nào là xấu, để rồi ta sẽ biết tìm cách ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày mà sống an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

Nghiệp và thấy biết sai lầm (P.3)

Nghiệp và thấy biết sai lầm (P.3)

Sách Phật giáo 02/04/2017, 10:43

Cất bước trên đường đời hay trên đường đạo cũng vậy, mỗi người hãy tự trang bị cho mình một hành trang, sẵn sàng đón nhận tất cả tốt hay xấu để vượt qua cạm bẫy của cuộc đời. Đối với các bậc hiền thánh, muốn làm Phật thì phải đối diện với các thứ ma mị. Những gì người đời gọi là bất hạnh, với họ chỉ là thử thách. Khó khăn, thử thách là điều mà con người ai cũng có thể gặp phải, nhưng người có ý chí và tin sâu nhân quả sẽ vượt qua một cách dễ dàng hơn.

Tăng Triệu Luận lược giải (Phần cuối)

Tăng Triệu Luận lược giải (Phần cuối)

Sách Phật giáo 26/03/2017, 19:00

Kinh nói: "Pháp thân vô tướng, ứng cơ mà hiện hình; Bát Nhã vô tri, đối duyên mà chiếu soi". Vì ứng cơ nơi vô tâm, nên dù cho muôn việc xảy ra cùng một lúc mà chẳng thấy lao nhọc, ngàn lời vấn nạn khác biệt mà đối phó chẳng cần suy tư.

loading...